
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Betaloc 50mg
Tá dược: Lactose, magnesi stearat, cellulose vi tinh thể, polyvinylpyrrolidone, Colloidal
silicon dioxide khan va natri starch glycolate.
2. Công dụng của Betaloc 50mg
- Điều trị đau thắt ngực.
- Rối loạn nhịp tim đặc biệt cả nhịp nhanh trên thất.
- Điều trị duy trì sau nhối máu cơ tim.
- Điều trị rối loạn chức năng tim có kèm đánh trống ngực.
- Phòng ngừa đau nửa đầu dạng migraine.
- Cường giáp.
3. Liều lượng và cách dùng của Betaloc 50mg
Tăng huyết áp
Liều khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp là 100-200 mg /ngày, một lần vào buổi sáng hoặc chia làm 2 lần sáng và tối. Nếu cần, có thể tăng liều hoặc kết hợp với các thuốc điều trị tầng huyết áp khác.
Điều trị tăng huyết áp dài hạn với Betaloc ở liều hàng ngày 100-200 mg đã chứng tỏ giảm tỷ lệ tử vong gồm cả tử vong do tai biến tim mạch, đột quy và biến cố mạch vành trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Đau thắt ngực
Liều khuyến cáo là 100-200 mg/ngày, chía làm hai lần sáng và tối. Nếu cần, có thể kết hợp với các thuốc chống đau thắt ngực khác.
Rối loạn nhịp tim
Liều khuyến cáo là 100-200 mg/ngày, chia làm hai lần sáng và tối. Nếu cần, có thể kết hợp với các thuốc chống loạn nhịp tim khác.
Điều trị duy trì sau nhồi máu cơ tim
Điều trị đường uống dài hạn với Betaloc ở liều 200 mg/ngày, chia làm 2 lần sáng và tối đã chứng tỏ làm giảm nguy cơ tử vong (kể cả đột tử) và giảm nguy cơ tái nhồi máu cơ tim (kể cả bệnh nhân đái tháo đường).
Rối loạn chức năng tim kèm đánh trống ngực
Liều khuyến cáo là 100 mg, ngày 1 lần vào buổi sáng. Nếu cần, liều có thể tăng lên 200 mg.
Dự phòng đau nửa đầu dạng migraine
Liều khuyến cáo là 100-200 mg/ngày, chia làm hai lần sáng và tối.
Cường giáp
Liều khuyến cáo là 150-200 mg/ngày, chia làm 3-4 lần. Nếu cần, có thể tăng liều.
Suy chức năng thận
Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
Suy chức năng gan
Thường không cấn điều chỉnh liều cho các bệnh nhân xơ gan vi metoprolol gắn kết với protein thấp (5-10%). Khi có các dấu hiệu suy chức năng gan trầm trọng (ví dụ: bệnh nhân có shunt nối) nên xem xét việc giảm liều.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân cao tuổi.
Trẻ em: Kinh nghiệm dùng Betaloc cho trẻ em còn giới hạn.
4. Chống chỉ định khi dùng Betaloc 50mg
- Không nên dùng Betaloc cho các bệnh nhân bị nghi ngờ là có nhồi máu cơ tim cấp có nhịp tim < 45 lần/phút, khoảng P-Q > 0,24 giây hoặc huyết áp tâm thu < 100 mmHg.
- Chống chỉ định cho những bệnh nhân nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc với các thuốc ức chế thụ thể bêta khác.
5. Thận trọng khi dùng Betaloc 50mg
- Nói chung, khi điều trị ở bệnh nhân hen suyễn, nên dùng kèm với một chất chủ vận bêta-2 (viên nén và/hoặc khí dung). Liều của chất chủ vận bêta-2 có thể phải điều chỉnh (tăng lên) khi bắt đầu điều trị với Betaloc.
- Trong khi điều trị với Betaloc, nguy cơ ảnh hưởng lên chuyển hóa carbohydrate hoặc làm che lấp các triệu chứng của hạ đường huyết ít hơn so với thuốc ức chế beta không chọn lọc.
- Cần điều trị sự mất bù ở bệnh nhân suy tim trước và trong khi điều trị đối Betaloc
- Các trường hợp bệnh nhân có tiền sử rối loạn dẫn truyền nhĩ thất ở mức độ trung bình rất hiếm khi bị nặng hơn (có thể dẫn đến block nhĩ-thất).
- Nếu bệnh nhân có biểu hiện chậm nhịp tim nhiều hơn nữa, nên dùng Betaloc liều thấp hơn hoặc ngưng thuốc từ từ.
- Nếu bệnh nhân có biểu hiện chậm nhịp tim nhiều hơn nữa, nên dùng Betaloc liều thấp hơn hoặc ngưng thuốc từ từ.
- Betaloc có thể làm nặng thêm triệu chứng rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại biên chủ yếu do ảnh hưởng của sự giảm huyết áp.
- Khi kê toa Betaloc ở bệnh nhân u tế bào ưa crôm, nên dùng thuốc ức chế alpha kèm theo.
- Trước khi phẫu thuật, bác sĩ gây mê nên được thông báo việc bệnh nhân đang sử dụng Betaloc. Không nên ngưng điều trị thuốc ức chế bêta ở các bệnh nhân sắp được phẫu thuật.
- Nên tránh ngưng thuốc đột ngột. Nếu phải ngưng điều trị, nên giảm liều từ từ. Nhiều bệnh nhân có thể được ngưng thuốc với khoảng thời gian 14 ngày. Điều này có thể thực hiện bằng cách giảm liều hàng ngày từng bước liên tiếp, đến liều sau cùng là 25 mg, ngày 1 lần (nửa viên 50 mg). Trong khoảng thời gian này, nên theo dõi kỹ ở bệnh nhân đã biết có bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nguy cơ biến cố mạch vành gồm cả đột tử có thể tăng khi ngưng thuốc ức chế bêta.
- Ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế bêta, sốc phản vệ, nếu xảy ra, có thể nặng hơn.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Tuy nhiên lượng thuốc được hấp thu qua sữa mẹ dường như có tác dụng ức chế beta không đáng kể ở trẻ nếu người mẹ dùng metoprolol ở giới hạn liều điều trị thông thường.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Rất thường gặp (>10%), thường gặp (1-9,9%), ít gặp (0,1-0,9%), hiếm gặp (0,01-0,09%) và rất hiếm gặp (<0,01%).
Hệ tim mạch
Thường gặp: chậm nhịp tim, rối loạn tư thế (rất hiếm: ngất), lạnh tay chân và đánh trống ngực. Ít gặp: các triệu chứng suy tim tăng thoáng qua, block nhĩ thất độ l, phù, đau vùng trước tim. Hiếm gặp: rối loạn dẫn truyền cơ tim, rối loạn nhịp tìm. Rất hiếm gặp: hoại thư ở những bệnh nhân có rối loạn tuần hoàn ngoại biên nặng trước đó.
Hệ thần kính trung ương
Rất thường gặp: mệt mỏi. Thường gặp: choáng váng, nhức đầu. Ít gặp: dị cảm, vọp bẻ.
Hệ tiêu hoá
Thường gặp: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Ít gặp: nôn. khô miệng.
Huyết học Rất hiếm gặp: giảm tiểu cầu.
Gan Hiếm gặp: bất thường về xét nghiệm chức năng gan. Rất hiếm gặp: viêm gan.
Hệ cơ xương Rất hiếm gặp: đau khớp.
Chuyển hoá Ít gặp: tăng cân.
Tâm thần
Ít gặp: trầm cảm, mất tập trung, ngủ gà hoặc mất ngủ, ác mộng.
Hiếm gặp: bồn chốn, lo lắng, rối loạn chức năng sinh dục/ bất lực.
Rất hiếm gặp: mất trí nhớ/ giảm trí nhớ, lú lẫn, ảo giác.
Hệ hô hấp Thường gặp: khó thở khi gắng sức. Ít gặp: co thắt phế quản. Hiếm gặp: viêm mũi.
Giác quan Hiếm gặp: rối loạn thị giác, khô và/hoặc kích ứng mắt, viêm kết mạc. Rất hiếm gặp: U tai, rối loạn vị giác.
Da Ít gặp: nổi ban (dạng mày đay, dạng vảy nến và sang thương loạn dưỡng da), tăng tiết mồ hôi. Hiếm gặp: rụng tóc. Rất hiếm gặp: nhạy cảm với ánh sáng, tăng bệnh vẩy nến.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Cần theo dõi khi sử dụng đống thời với các thuốc ức chế hạch giao cảm, các thuốc ức chế thụ thể bêta khác (ví dụ: thuốc nhỏ mắt) hoặc các thuốc ức chế men MAO.
- Khi ngưng liệu pháp phối hợp với clonidine, nên ngưng thuốc ức chế bêta vài ngày trước khi ngưng clonidine.
- Nên theo dõi tác dụng ức chế co bóp tim và làm chậm nhịp tìm khi dùng kết hợp metoprolol với các thuốc chẹn kênh canxi thuộc nhóm verapamil và diitiazem và/ hoặc thuốc chống loạn nhịp. Khi bệnh nhân đang dùng thuốc ức
chế thụ thể beta thì không nên tiêm tĩnh mạch thuốc chẹn kênh canxi thuộc nhóm verapamil.
- Thuốc ức chế beta có thể làm tăng tác dụng ức chế co bóp cơ tim và chậm dẫn truyền của thuốc chống loạn nhịp (nhóm quinidine và amiodarone).
- Ở bệnh nhân điều trị với thuốc ức chế bêta, thuốc mê đường thở làm tăng tác dụng ức chế tim.
- Điều trị phối hợp với indomethacin và các thuốc ức chế men tổng hợp prostaglandin có thể làm giảm hiệu quả hạ áp của thuốc ức chế beta.
- Trong một số trường hợp khi dùng adrenaline cho các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế bêta thì những thuốc ức chế beta chọn lọc trên tim ảnh hưởng lên việc kiểm soát huyết áp hơn so với các thuốc ức chế beta không chọn lọc.
- Có thể phải chỉnh liều của thuốc điều trị tiểu đường dạng uống ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế beta.
10. Dược lý
11. Quá liều và xử trí quá liều
- Quá liều Betaloc có thể dẫn đến tụt huyết áp nặng, chậm nhịp xoang, biốc nhĩ thất, suy tim, sốc do tim, ngừng tim, co thắt phế quản, giảm tri giác/ hôn mê, buồn nôn, nôn và tim tái.
- Sử dụng đồng thời với rượu, thuốc điều trị tăng huyết áp, quinidine hoặc barbiturate có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân.
- Biểu hiện đầu tiên của quá liều xảy ra từ 20 phút đến 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Xử trí
Dùng than hoạt tính, rửa dạ dày nếu cần. Trường hợp hạ huyết áp trầm trọng, chậm nhịp tim và đe dọa suy tim, tiêm tĩnh mạch thuốc chủ vận bêta-1 (ví dụ: prenalterol) mỗi 2-5 phút hoặc truyền liên tục cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn. Nếu không có sẵn chất chủ vận beta-1 có thể dùng dopamine; hoặc atropine sulphate đường tĩnh mạch để ức chế thần kinh phế vị.
- Nếu vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn, có thể dùng các thuốc cường giao cảm khác như dobutamine hay noradrenaline.
- Cũng có thể dùng Glucagon 1-10 mg. Sử dụng máy tạo nhịp nếu cần thiết. Để điều trị co thắt phế quản, sử dụng một chất chủ vận bêta-2 tiêm tĩnh mạch.
- Cần lưu ý rằng liều thuốc giải độc cần thiết để điểu trị quá liều thuốc ức chế bêta thì phải cao hơn rất nhiều so với liểu điểu trị thông thường vì thuốc ức chế bêta đã gắn kết với các thụ thể bêta.