lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc trị cao huyết áp, đau thắt ngực Betaloc ZOK 25mg hộp 14 viên

Thuốc trị cao huyết áp, đau thắt ngực Betaloc ZOK 25mg hộp 14 viên

Danh mục:Thuốc trị tăng huyết áp
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Metoprolol
Dạng bào chế:Viên nén phóng thích kéo dài
Thương hiệu:Astrazeneca
Số đăng ký:VN-17243-13
Nước sản xuất:Thụy Điển
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Betaloc ZOK 25mg

Mỗi viên nén Betaloc ZOK chứa metoprolol succinate: 23,75mg tương đương với 25mg metoprolol tartrate.
Tá dược: Ethylcellulose, hydroxypropyl cellulose, hypromellose, microcrystalline cellulose, paraffin, macrogol, Silicon dioxyd, natri Stearyl fumarat, titan dioxyd (E171).

2. Công dụng của Betaloc ZOK 25mg

- Điều trị tăng huyết áp: làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ tử vong do tim mạch và bệnh mạch vành (kể cả đột tử) và tỉ lệ tổn thương cơ quan.
- Điều trị dài hạn đau thắt ngực để giảm tần suất cơn và cải thiện dung nạp gắng sức
- Điều trị suy tim mãn tính, ổn định mức độ từ trung bình đến nặng có giảm chức năng tâm thu thất trái (phân suất tống máu ≤ 40%) phối hợp cùng với thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu và trong đa số trường hợp với các digitalis trợ tim.
- Điều trị dự phòng sau nhồi máu cơ tim.
- Điều trị một số rối loạn nhịp tim nhanh: nhịp nhanh trên thất (nhịp nhanh trên nhĩ và cuồng động nhĩ, nhịp nhanh bộ nối ) hoặc nhịp nhanh thất (nhịp nhanh thất, nhịp nhanh thất kịch phát).

3. Liều lượng và cách dùng của Betaloc ZOK 25mg

Betaloc ZOK dùng điều trị với liều duy nhất trong ngày và tốt nhất là dùng vào buổi sáng. Viên nén Betaloc ZOK được nuốt với chất lỏng. Uống nguyên viên hoặc ½ viên đã chia vạch sẵn, không được nhai hoặc nghiền. Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
Nên điều chỉnh liều để tránh tác dụng gây chậm nhịp tim.
Điều trị tăng huyết áp
Liều khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa là Betaloc ZOK 50 mg ngày một lần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều 50 mg, có thể tăng lên đến 100-200 mg ngày một lần và/hoặc kết hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
Điều trị dài hạn đau thắt ngực
Liều khuyến cáo là 100-200 mg Betaloc ZOK ngày một lần, nếu cần có thể dùng kết hợp với các thuốc trị đau thắt ngực khác.
Điều trị suy tim mạn tính, ổn định mức độ từ trung bình đến nặng có giảm chức năng tâm thu thất trái (phân suất tống máu ≤40%) phối hợp cùng thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu và trong đa số trường hợp với các digitalis trợ tim
Bệnh nhân phải có tình trạng suy tim mạn tính ổn định, không có biểu hiện cấp trong 6 tuần gần nhất và đang dùng một liệu pháp điều trị cơ bản cần thiết không thay đổi trong 2 tuần gần nhất.
Điều trị suy tim bằng các thuốc ức chế bêta đôi khi có thể tăng tạm thời triệu chứng. Trong vài trường hợp có thể tiếp tục điều trị hoặc giảm liều, và trong các trường hợp khác cần phải ngưng điều trị. Liều khởi đầu cho những bệnh nhân suy tim nặng (độ IV theo NYHA) phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên sâu điều trị suy tim.
Liều cho bệnh nhân suy tim ổn định, độ II
Liều khởi đầu khuyến cáo cho 2 tuần đầu là 25 mg ngày một lần. Sau 2 tuần, liều có thể tăng lên 50 mg ngày một lần và sau đó có thể gấp đôi liều mỗi 2 tuần. Liều đích cho điều trị dài hạn là 200 mg ngày một lần.
Liều cho bệnh nhân suy tim ổn định, độ III-IV
Liều khởi đầu khuyến cáo là 12,5 mg (nửa viên 25 mg) ngày một lần. Nên điều chỉnh liều theo từng bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong suốt thời gian tăng liều vì các triệu chứng suy tim có thể trở nên trầm trọng ở một số bệnh nhân. Sau 1-2 tuần liều có thể tăng lên 25 mg ngày một lần. Hai tuần tiếp theo, liều có thể tăng đến 50 mg ngày một lần. Ở những bệnh nhân dung nạp được liều cao hơn, có thể gấp đôi liều mỗi 2 tuần cho đến liều tối đa 200 mg/ngày.
Trong trường hợp có hạ huyết áp và/hoặc chậm nhịp tim, cần phải giảm các thuốc dùng phối hợp hoặc giảm liều Betaloc ZOK. Hạ huyết áp khi bắt đầu điều trị không có nghĩa là Betaloc ZOK không thể dung nạp được trong điều trị suy tim mạn tính, nhưng không được tăng liều cho đến khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định, và cần phải tăng cường việc kiểm soát chức năng thận.
Điều trị một số rối loạn nhịp tim nhanh
Liều khuyến cáo là 100-200 mg Betaloc ZOK ngày một lần.
Điều trị dự phòng sau nhồi máu cơ tim
Điều trị dài ngày bằng metoprolol đường uống với liều 200 mg ngày một lần đã cho thấy làm giảm được nguy cơ tử vong (kể cả đột tử) và giảm nguy cơ tái nhồi máu cơ tim (thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường).
Suy chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
Suy chức năng gan: Thường không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân xơ gan vì metoprolol gắn kết với protein thấp (5-10%). Khi có các dấu hiệu suy chức năng gan trầm trọng (ví dụ: bệnh nhân có shunt nối) nên xem xét việc giảm liều.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân cao tuổi.
Trẻ em: Kinh nghiệm dùng Betaloc ZOK cho trẻ em còn giới hạn.

4. Chống chỉ định khi dùng Betaloc ZOK 25mg

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Suy tim cấp hay trong các giai đoạn suy tim mất bù yêu cầu điều trị với các thuốc tăng co bóp cơ tim
- Sốc tim
- Bloc nhĩ thất độ 2 và độ 3
- Hội chứng nút xoang bệnh lý
- Bloc nút xoang
- Nhịp tim chậm với nhịp tim ≤ 50 – 55 lần/phút trước khi bắt đầu điều trị.
- Hạ huyết áp (huyết áp tâm thu <100 mmHg)
- Hen suyễn nặng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng, rối loạn động mạch ngoại biên và hiện tượng Raynaund nghiêm trọng
- U tế bào ưa crom cảu tủy thượng thận không điều trị
- Mẫn cảm với metoprolol hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc,
- Có tiền sử phản ứng phản vệ
- Dùng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp tim loại 1 (ngoại trừ lidocain) và verapamil
Không khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

5. Thận trọng khi dùng Betaloc ZOK 25mg

Cảnh báo
Trước khi bắt đầu điều trị với metoprolol succinate, cần điều trị suy tim mạn tính có triệu chứng với liều tối ưu (thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và các digitalis thông thường).
Phải đảm bảo tình trạng của bệnh nhân ổn định trong vòng ít nhất 4 tuần trước khi bắt đầu điều trị lần đầu với metoprolol succinate.
Cần cân nhắc việc theo dõi trên bệnh nhân điều trị bằng metoprolol succinate, vì cũng giống bất kỳ thuốc ức chế bêta khác, có thể dẫn đến tình trạng suy tim nặng hơn do ảnh hưởng của tác động làm giảm co bóp tim, đặc biệt trong suốt giai đoạn điều chỉnh liều.
Không đột ngột ngừng điều trị, đặc biệt trên bệnh nhân mạch vành (nguy cơ rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, nhồi máu cơ tim và đột tử) trừ khi thật sự cần thiết (chậm nhịp tim có triệu chứng, hạ huyết áp nghiêm trọng, sốc tim hay blốc nhĩ thất).
Thận trọng lúc dùng
Quy trình theo dõi điều trị
- Sau khi dùng thuốc lần đầu
Theo dõi lâm sàng mỗi giờ, tối thiểu trong 3 giờ: nhịp tim, huyết áp khi nằm và đứng, tình trạng lâm sàng (dấu hiệu không dung nạp thuốc, chóng mặt, khó thở…), theo dõi điện tâm đồ trong suốt 3 giờ sau khi dùng thuốc.
- Mỗi khi tăng liều
Phải kiểm tra nhịp tim, huyết áp, huyết áp khi đứng và nằm, tình trạng lâm sàng và điện tâm đồ nếu cần.
Khi đạt được liều hiệu quả điều trị, định kỳ theo dõi tình trạng suy tim và huyết động, cũng như theo dõi định kỳ chức năng thận, nếu cần.
Rất ít dữ liệu hiện có ở những bệnh nhân suy tim (độ IV theo phân loại NYHA).
Hiện không có dữ liệu về điều trị suy tim với metoprolol succinate trên những bệnh nhân với các tình trạng sau:
· Đái tháo đường phụ thuộc insulin (týp I)
· Bệnh cơ tim hạn chế,
· Bệnh tim bẩm sinh,
· Bệnh lý van tim thực thể có biến thiên huyết động đáng kể.
Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
Chỉ dùng thuốc ức chế bêta trong trường hợp nhẹ bằng cách lựa chọn thuốc ức chế chọn lọc bêta-1 với liều khởi đầu thấp. Trước khi bắt đầu điều trị, khuyến cáo nên thực hiện các thử nghiệm về chức năng hô hấp.
Trường hợp xuất hiện cơn hen ác tính và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính trong quá trình điều trị, có thể sử dụng thuốc giãn phế quản đồng vận bêta.
Nhịp tim chậm
Nên giảm liều nếu nhịp tim <50-55 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi và bệnh nhân có những triệu chứng của nhịp tim chậm.
Blốc nhĩ thất độ 1
Thận trọng dùng thuốc ức chế bêta cho bệnh nhân blốc nhĩ thất độ 1 vì làm giảm vận tốc dẫn truyền của nút nhĩ-thất.
Đau thắt ngực Prinzmetal
Các thuốc ức chế bêta có thể làm tăng số lần và khoảng thời gian của cơn đau thắt ngực trên bệnh nhân đau thắt ngực Prinzmetal. Ở dạng phối hợp và quy mô nhỏ, có thể dùng đồng thời thuốc ức chế bêta 1 chọn lọc lên tim với một thuốc giãn mạch.
Rối loạn động mạch ngoại biên
Ở bệnh nhân rối loạn động mạch ngoại biên (hội chứng hay bệnh Raynaud, viêm động mạch hay bệnh tắc động mạch chi dưới mạn tính), thuốc ức chế bêta có thể làm nặng thêm những rối loạn này. Trong những trường hợp này, nên dùng thận trọng thuốc ức chế bêta chọn lọc lên tim có hoạt tính chủ vận một phần.
U tế bào ưa crôm của tủy thượng thận
Ở bệnh nhân u tế bào ưa crôm tủy thượng thận, chỉ dùng metoprolol succinate sau khi bệnh nhân đã được điều trị với thuốc ức chế thụ thể alpha.
Đái tháo đường
Ở bệnh nhân đái tháo đường có đường huyết dao động đáng kể, một số triệu chứng của hạ đường huyết có thể bị che lấp, đặc biệt là nhịp tim nhanh bất thường, hồi hộp và đổ mồ hôi.
Bệnh nhân nên tự kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn chặn và duy trì ở giai đoạn đầu của quá trình điều trị.
Bệnh vẩy nến
Chỉ được điều trị bệnh nhân vẩy nến hay có tiền sử bệnh vẩy nến với thuốc ức chế bêta (bao gồm metoprolol) sau khi đánh giá cẩn thận lợi ích và nguy cơ.
Phản ứng dị ứng
Ở những bệnh nhân có nguy cơ xảy ra phản ứng phản vệ nghiêm trọng, bất kể lý do, đặc biệt khi dùng floctafenin hay trong suốt quá trình điều trị giảm mẫn cảm, điều trị với thuốc ức chế bêta có thể làm nặng thêm phản ứng phản vệ và gây ra đề kháng khi điều trị bằng adrenalin với liều thông thường.
Gây mê tổng quát
Cẩn thận vì có tác động đồng vận làm giảm co bóp cơ tim của metoprolol succinate và các thuốc gây mê.
Đối với bệnh nhân bị suy mạch vành nghiêm trọng, như bệnh nhân suy tim kéo dài được điều trị với metoprolol succinat, nên tiếp tục điều trị đến khi phẫu thuật vì có thể xuất hiện rủi ro khi dừng đột ngột thuốc ức chế bêta.
Nên tránh điều trị khởi đầu ngay với metoprolol cho bệnh nhân sắp được phẫu thuật ngoài tim (non-cardiac surgery). Thực tế, trong một số thử nghiệm điều trị đã quan sát thấy có sự gia tăng nguy cơ chậm nhịp tim, hạ huyết áp và đột quỵ bao gồm các nhân tố đe dọa đến tính mạng ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch.
Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ gây mê biết đang sử dụng thuốc ức chế bêta.
Nhiễm độc tuyến giáp
Thuốc ức chế bêta có thể che lấp một số dấu hiệu của hệ tim mạch.
Thể thao
Từ thực tế cho thấy thuốc có chứa hoạt chất có thể gây ra phản ứng dương tính với các thử nghiệm doping, vì vậy vận động viên cần chú ý.
Tương tác với các thuốc khác
Không khuyến cáo dùng đồng thời với thuốc đối kháng calci (diltiazem), thuốc hạ huyết áp trung tâm (clonidin, methyldopa, guanfacin, moxonidin, rilmenidin) và fingolimod.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không có gây quái thai. Do không có tác dụng gây quái thai trên động vật, không xảy ra nguy cơ gây dị tật khi sử dụng trên người.
Trên thực tế, cho đến nay, trong các nghiên cứu được thực hiện cho thấy các thuốc gây dị tật khi dùng trên người đều là những thuốc gây quái thai khi sử dụng cho động vật.
Về mặt lâm sàng, không có báo cáo về tác dụng gây quái thai cho đến hiện nay, kết quả các nghiên cứu tiền cứu có kiểm chứng trên một số thuốc ức chế bêta không cho thấy có dị tật khi sinh.
Nói chung, thuốc ức chế bêta làm làm giảm tưới máu nhau thai, mà có liên quan đến sự chậm phát triển, thai chết lưu, sẩy thai và chuyển dạ sớm. Do đó, cần theo dõi cẩn thận người mẹ và thai nhi ở phụ nữ mang thai đang điều trị với metoprolol.
Đối với trẻ sơ sinh từ người mẹ trước đây đã điều trị với thuốc ức chế bêta, hoạt tính ức chế bêta vẫn tồn tại vài ngày sau khi sinh và có thể dẫn đến nhịp tim chậm, suy hô hấp, hạ đường huyết, nhưng thường thì sự tích lũy này không gây hậu quả về mặt lâm sàng.
Tuy nhiên, có thể tránh được các trường hợp suy tim cần nhập viện điều trị tích cực bằng cách giảm các phản ứng bù trừ của hệ tim mạch khi bị suy tim và đồng thời tránh truyền dịch quá mức (nguy cơ phù phổi cấp).
Vì vậy, ở điều kiện dùng thuốc bình thường, có thể dùng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai nếu cần thiết. Trường hợp người mẹ cần phải điều trị đến khi sinh, cần phải theo dõi chặt chẽ trẻ sơ sinh (nhịp tim và đường huyết trong 3-5 ngày đầu từ khi sinh).
Phụ nữ cho con bú
Thuốc ức chế bêta được bài tiết qua sữa.
Hạ đường huyết và chậm nhịp tim xuất hiện khi dùng các thuốc ức chế bêta, ít liên quan đến protein huyết thanh. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên dùng thuốc trừ khi việc sử dụng là cần thiết.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Bệnh nhân nên tự nhận biết phản ứng của họ đối với Betaloc ZOK trước khi lái xe hoặc sử dụng máy vì thuốc có thể gây choáng váng và mệt mỏi.

8. Tác dụng không mong muốn

Tóm tắt dữ liệu dung nạp thuốc
Những tác dụng không mong muốn thường nhẹ và có thể hồi phục.
Các tác dụng được báo cáo thường gặp nhất sau khi dùng thuốc là: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chậm nhịp tim, hạ huyết áp tư thế, hồi hộp, lạnh và khó thở.
Các tác dụng không mong muốn
Những tác dụng không mong muốn quan sát thấy sau khi dùng thuốc trong các nghiên cứu lâm sàng và/hoặc sau khi thuốc lưu hành trên thị trường được tóm tắt:
Những tác dụng này được phân loại theo hệ cơ quan và theo tần suất sử dụng quy ước như sau: rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100, <1/10); ít gặp (≥1/1000, <1/100); hiếm gặp (≥1/10000, <1/1000); rất hiếm gặp (<1/10000), chưa biết (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn). Trong mỗi nhóm tần suất, tác dụng không mong muốn được trình bày theo thứ tự mức độ giảm dần.
Rối loạn toàn thân và tại chỗ
Rất thường gặp: Suy nhược.
Rối loạn hệ thần kinh
Thường gặp : Chóng mặt nhức đầu
Hiếm gặp : Dị cảm
Rối loạn hệ cơ xương khớp
Hiếm gặp: Chuột rút
Rất hiếm gặp: Đau khớp.
Rối loạn hệ tiêu hóa.
Thường gặp: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón
Ít gặp :Nôn
Hiếm gặp: Khô miệng
Rất hiếm gặp: Loạn vị giác, xơ hóa sau phúc mạc.
Rối loạn mật
Hiếm gặp: Tăng men gan.
Rất hiếm gặp : Viêm gan
Rối loạn hệ tim mạch
Thường gặp: Chậm nhịp tim (nghiêm trọng nếu có), hạ huyết áp tư thế, đánh trống ngực.
Ít gặp: Suy tim, hạ huyết áp, đau ngực, sốc tim ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim*
Hiếm gặp: Kéo dài thời gian dẫn truyền nhĩ thất hay làm tăng. tình trạng blốc nhĩ thất hiện tại, rối loạn nhịp tim.
Rối loạn mạch máu
Thường gặp: Lạnh chân tay.
Ít gặp: Phù
Hiếm gặp: Hội chứng Raynaud, lâm nặng hơn tình trạng đau cách hồi hiện có.
Rất hiếm gặp: Chứng hoại tử ở những bệnh nhân Rối loạn tuần hoàn ngoại biên nặng, tai biến mạch máu não.
Rối loạn tâm thần
Ít gắp: Trầm cảm, Rối loạn khả năng tập trung, buồn ngủ. mắt ngủ, ác mộng
Hiếm gặp: Căng thẳng, lo lắng,
Rất hiếm gặp : Suy giảm trí nhớ, lú lẫn, ảo giác.
Rối loạn cơ quan sinh sản và tuyến vú
Hiếm gặp: Bất lực.
Rất hiếm gặp: Bệnh Peyronie.
Rối loạn da và mô dưới da
Ít Gặp: Các phản ứng trên da bao gồm phát ban, nổi mụn nước, mày đay, ngứa, chàm, bệnh vảy nền, phát ban dạng lichen, tăng tiết đỗ mỏ hôi
Hiếm gặp: Rụng tóc.
Rất hiếm gặp: Tăng bệnh vẩy nến, phản ứng mẫn cảm với ánh sáng.
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất
Thường gặp : Khó thở do căng thẳng
Ít gấp: Co thắt phế quản.
Hiếm gặp: Viêm mũi
Rối loạn mắt
Hiếm gặp: Khiếm khuyết thị giác, khô mắt hoặc kích ứng mắt, viêm kết mạc.
Rối loạn tai và hệ tiền đình
Rất hiếm gặp: Ù tai
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng.
Ít gặp: Hạ đường huyết, tăng cân.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Rất hiếm gặp: Giảm tiểu cầu
Rối loạn hệ miễn dịch
Hiếm gặp: Các kháng thể kháng nhân khác thường đi kèm với các biểu hiện lâm sàng như hội chứng lupus và dẫn đến ngưng dùng thuốc.
Kết quả cho thấy tần suất vượt quá 0,4% so với nhóm giả dược trong một nghiên cứu gồm 46000 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính, trong đó tần suất xảy ra sốc tim là 2,3% ở nhóm dùng metoprolol và 1,9% đối với nhóm giả dược thuộc nhóm bệnh nhân có chỉ số nguy cơ sốc thấp.
Chỉ số nguy cơ sốc dựa vào nguy cơ tuyệt đối sốc trên mỗi bệnh nhân tùy thuộc tuổi, giới tính, thời gian trì hoãn, phân loại Kilip, huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ bất thường và có tiền sử tăng huyết áp. Nhóm bệnh nhân có chỉ số nguy cơ sốc thấp tương ứng với bệnh nhân điều trị với metoprolol đã được chỉ định điều trị tai biến mạch máu não cấp.
Báo cáo tác dụng không mong muốn khi có nghi ngờ
Báo cáo tác dụng không mong muốn khi có nghi ngờ sau khi thuốc lưu hành là rất quan trọng. Điều này giúp tiếp tục kiểm soát sự cân bằng giữa lợi ích/rủi ro của thuốc. Nhân viên y tế được yêu cầu phải báo cáo bất kỳ nghi ngờ tác dụng không mong muốn thông qua hệ thống báo cáo quốc gia.

9. Tương tác với các thuốc khác

Metoprolol là chất nền chuyển hóa của Cytochrome P450 isoenzyme CYP2D6. Những thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế men này có thể ảnh hưởng đến nồng độ huyết tương của metoprolol. Nồng độ metoprolol trong huyết tương có thể tăng khi dùng đồng thời với các hoạt chất chuyển hóa qua CYP2D6, như thuốc chống loạn nhịp, thuốc kháng histamine, chất đổi kháng thụ thể histamine 2, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và chất ức chế COX-2. Nồng độ metoprolol trong huyết tương giảm bởi ritampicin và có thể tăng do rượu và hydralazine. Cần theo dõi khi sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế hạch giao cảm, các thuốc ức chế thụ thể bêta khác (ví dụ: thuốc nhỏ mắt) hoặc các thuốc ức chế men MAO.
Khi ngưng liệu pháp phối hợp với clonidine, nên ngưng thuốc ức chế bêta vài ngày trước khi ngưng clonidine.
Nên theo dõi tác dụng ức chế co bóp tim và làm chậm nhịp tim khi dùng kết hợp metoprolol với các thuốc chẹn kênh canxi thuộc nhóm verapamil và diltiazem và/hoặc thuốc chống loạn nhịp. Khi bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế thụ thể bêta thì không nên tiêm tĩnh mạch thuốc chẹn kênh canxi thuộc nhóm verapamil.
Thuốc ức chế beta có thể làm tăng tác dụng ức chế co bóp cơ tim và chậm dẫn truyền của thuốc chống loạn nhịp (nhóm quinidine và amiodarone).
Điều trị phối hợp thuốc ức chế bêta với các Digitalis glycoside có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và gây chậm nhịp tim.
Ở bệnh nhân điều trị với thuốc ức chế bêta, thuốc mê đường thở làm tăng tác dụng ức chế tim.
Điều trị phối hợp với indomethacin hoặc các thuốc ức chế men tổng hợp prostaglandin có thể làm giảm hiệu quả hạ áp của thuốc ức chế bêta.
Trong một số trường hợp khi dùng adrenaline cho các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế bêta thì những thuốc ức chế bêta chọn lọc trên tim ít ảnh hưởng lên việc kiểm soát huyết áp hơn so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Có thể phải chỉnh liều của thuốc điều trị tiểu đường dạng uống ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế bêta.

10. Dược lý

Metoprolol là chất ức chế bêta chọn lọc bêta-1, nghĩa là nó chỉ ức chế các thụ thể bêta-1 ở liều thấp hơn nhiều so với liều cần thiết để ức chế các thụ thể bêta-2.
Metoprolol có hoạt tính ổn định màng không đáng kể và không có hoạt tính giao cảm nội tại một phần.
Metoprolol làm giảm hoặc ức chế tác động giao cảm lên tim của các catecholamine (các chất này được phóng thích khi có chấn động (stress) về tâm sinh lý). Điều này có nghĩa là sự tăng nhịp tim, cung lượng tim, co bóp cơ tim và huyết áp do tăng nồng độ các catecholamine sẽ giảm đi bởi metoprolol. Khi nồng độ adrenaline nội sinh cao thì metoprolol ít ảnh hưởng đến sự kiểm soát huyết áp hơn so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Khi bắt buộc, Betaloc ZOK có thể dùng kết hợp với một thuốc chủ vận bêta-2 cho các bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn. Khi dùng chung với thuốc chủ vận bêta-2 Betaloc ZOK ở liều điều trị ít tác động lên sự giãn phế quản do thuốc chủ vận bêta-2 hơn SO với các chất ức chế beta không chọn lọc.
Betaloc ZOK cho nồng độ ổn định trong huyết tương theo thời gian và tạo ra tác dụng (ức ché bêta-1) trên 24 giờ so với những dạng viên nén bào chế thông thường của thuốc ức chế chọn lọc bêta-1. Do nồng độ trong huyết tương ổn định nên tính chọn lọc thụ thể bêta-1 trên lâm sàng được cải tiến trong công thức của Betaloc ZOK khi so sánh với các dạng viên nén bào chế thông thường của thuốc ức chế chọn lọc bêta-1. Hơn nữa, các tác động ngoại ý liên quan đến nồng độ đỉnh trong huyết tương như chậm nhịp tim và mỏi chân cũng giảm đi.
Betaloc ZOK ít ảnh hưởng lên sự phóng thích insulin và chuyển hoá đường so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Betaloc ZOK cũng ít ảnh hưởng đến sự đáp ứng của tim mạch đối với hạ đường huyết so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Những nghiên cứu ngắn hạn cho thấy Betaloc ZOK có thể làm tăng nhẹ triglyceride và giảm axit béo tự do trong máu. Trong vài trường hợp, tỉ lệ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) có thể giảm nhẹ, tuy nhiên ở mức độ ít hơn khi dùng chất ức chế bêta không chọn lọc. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu thực hiện qua nhiều năm cho thấy sau khi điều trị bằng metoprolol thì nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh giảm đáng kể.
Trong suốt thời gian điều trị bằng Betaloc ZOK, chất lượng cuộc sống được duy trì và cải thiện.
Sự cải thiện chát lượng cuộc sống được ghi nhận sau khi điều trị với metoprolol cho các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.
Trong nghiên cứu MERIT-HF gồm 3991 bệnh nhân suy tim mạn tính (độ II-IV theo NYHA) và phân suất tổng máu giảm ( < 0,40), Betaloc ZOK làm tăng tỉ lệ sống còn và giảm số lần nhập viện. Khi điều trị dài hạn, bệnh nhân sẽ được cải thiện tổng quát các triệu chứng (phân độ NYHA và Thang Điểm Tổng Quát Đánh Giá Điều Trị).
Nghiên cứu này cũng cho thấy Betaloc ZOK làm tăng phân suất tống máu và giảm thể tích máu cuối kỳ tâm trương và cuối kỳ tâm thu ở tâm thất trái.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Độc tính
Trên người trưởng thành, dùng liều 7,5g sẽ gây ra nhiễm độc tử vong. Trên trẻ em 5 tuổi, liều 100mg không gây triệu chứng nhiễm độc sau khi rửa dạ dày. Liều 450mg ở trẻ 12 tuổi và 1,4g ở người trưởng thành gây ra nhiễm độc trung bình. Liều 2,5g gây ra nhiễm độc nghiêm trọng và liều 7,5g gây nhiễm độc rất nghiêm trọng ở người trưởng thành.
Triệu chứng
Triệu chứng trên tim mạch là quan trọng nhất, nhưng trong một vài trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, triệu chứng trên thần kinh và hô hấp có thể chiếm ưu thế. Nhịp tim chậm, blốc nhĩ thất độ I - III, kéo dài quãng thời gian QT (trong vài trường hợp ngoại lệ), vô tâm thu, giảm huyết áp, tưới máu ngoại biên kém, suy tim, sốc tim. Suy hô hấp, ngưng thở. Triệu chứng khác: mệt mỏi, lú lẫn, hôn mê, run, chuột rút, đổ mồ hôi, dị cảm, co thắt phế quản, buồn nôn, ói mửa, có thể co thắt thực quản, hạ đường huyết (đặc biệt là ở trẻ em) hoặc tăng đường huyết, tăng kali máu. Ảnh hưởng trên thận. Hội chứng nhược cơ thoáng qua. Sử dụng đồng thời với rượu, thuốc điều trị tăng huyết áp, quinidin hoặc barbiturat có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh nhân. Biểu hiện sớm của quá liều xảy ra từ 20 phút đến 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Điều trị
Cần thực hiện chăm sóc bệnh nhân ở các cơ sở y tế có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ phù hợp, theo dõi và giám sát. Nếu thích hợp, có thể rửa dạ dày và/hoặc dùng than hoạt tính. Atropin, thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm hoặc máy tạo nhịp tim dùng điều trị triệu chứng nhịp tim chậm và rối loạn dẫn truyền. Đặt nội khí quản và thở máy nên được thực hiện với chỉ định rất rộng. Máy tạo nhịp tim là liệu pháp tùy chọn. Nếu ngưng tuần hoàn do quá liều, có thể cứu chữa bằng các biện pháp hồi sức trong vài giờ. Hạ huyết áp, suy tim cấp tính và sốc được điều trị bằng việc tăng thể tích dịch cơ thể thích hợp, tiêm glucagon (nếu cần thiết, truyền tĩnh mạch glucagon sau đó), tiêm tĩnh mạch các thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm như dobutamin, và bổ sung thuốc chủ vận thụ thể α1 khi xảy ra giãn mạch, có thể xem xét sử dụng dung dịch ion Ca2+ tiêm tĩnh mạch.
Điều trị triệu chứng co thắt phế quản bằng thuốc làm giãn phế quản.

12. Bảo quản

Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30°C.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG