lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc tiêm Insulin SciLin R 40IU/ml hộp 1 lọ 10ml

Thuốc tiêm Insulin SciLin R 40IU/ml hộp 1 lọ 10ml

Danh mục:Thuốc trị tiểu đường
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Insulin human
Dạng bào chế:Dung dịch tiêm
Thương hiệu:Biocon
Số đăng ký:VN-15920-12
Nước sản xuất:Ấn Độ
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất. 28 ngày sau khi mở nắp ở nhiệt độ không quá 25°C.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của SciLin R 40IU/ml

Mỗi ml có chứa:
- Regular human Insulin: 40 IU
- Tá dược: m-cresol, glycerol, sodium hydroxide, hydrochloric acid, nước chất pha tiêm vừa đủ

2. Công dụng của SciLin R 40IU/ml

- Đái tháo đường tuýp I (phụ thuộc insulin)
- Đái tháo đường tuýp II (không phụ thuộc insulin) khi các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả, khi nhiễm toan máu, hôn mê đái tháo đường, bị nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn.
- Cấp cứu tăng đường huyết trong: đái tháo đường nhiễm acid cetonic, hôn mê tăng glucose huyết, tăng thẩm thấu mà không nhiễm ceton trong máu.
- Khi truyền tĩnh mạch dung dịch tăng dinh dưỡng ở người bệnh dung nạp kém glucose.
- Bệnh võng mạc tiến triển do đái tháo đường.
- Đái tháo đường ở phụ nữ có thai, đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén.

3. Liều lượng và cách dùng của SciLin R 40IU/ml

Cách dùng :
Đường dùng: tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
Liều dùng:
- Liệu pháp insulin được thực hiện tại bệnh viện giai đoạn đầu. Liều lượng được thầy thuốc quyết định theo nhu cầu của mỗi người bệnh và phải được điều chỉnh theo kết quả giám sát đều đặn nồng độ glucose máu. Liều khởi đầu thông thường ở người lớn vào khoảng 20 – 40 lU/ngày, tăng dần khoảng 2 IU/ngày, cho tới khi đạt được nồng độ glucose máu mong muốn. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch toàn phần lúc đói phải giữ trong phạm vi 3,3 đến 5,6 mmol/lít (60 đến 100 mg/decilít) và không được thấp dưới 3 mmol/lít (55 mg/decilít) Tổng liều mỗi ngày vượt quá 80 IU là bất thường và có thể nghĩ đến kháng insulin
- Nhiều cách điều trị bao gồm dùng insulín tác dụng ngắn hòa tan cùng với một insulin tác dụng trung gian, như insulin isophan hoặc dịch treo hỗn hợp insulin kẽm. Phối hợp như vậy thường được tiêm dưới da ngày 2 lần với 2/3 tổng liều trong ngày tiêm trước bữa ăn sáng và 1/3 còn lại tiêm trước bữa ăn chiều.
- Hôn mê đái tháo đường, nhiễm toan ceton: Insulin cũng là một phần điều trị thiết yếu trong xử trí cấp cứu nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Chỉ được dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan
+ Liều đầu tiên: 10 – 15 IU insulin hòa tan (hoặc 0,15 lU/kg) tiêm tĩnh mạch cả liều.
+ Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục insulin: 10 IU mỗi giờ (hoặc 0,1 lU/kg/giờ)
+ Hoặc cách khác: Tiêm bắp insulin, liều đầu tiên 10 IU (hoặc 0.1 lU/kg) mỗi giờ. Nhưng tránh dùng cách này cho người bệnh bị hạ huyết áp vì không dự đoán được sự hấp thu thuốc
+ Điều chỉnh liều insulin theo nồng độ glucose máu.
Trẻ em:
Liều khởi đầu tiêm insulin được khuyên dùng ở trẻ em phát hiên sớm bị tăng glucose huyết trung bình và không có ceton niệu là 0,3 đến 0,5 IU/ kg/ngày, tiêm dưới da

4. Chống chỉ định khi dùng SciLin R 40IU/ml

- Hạ glucose huyết
- Quá mẫn cảm với insulin hay bất kỳ một thành phần nào của thuốc
- Tiêm tĩnh mạch insulin dạng hỗn dịch.
- Trường hợp ceton máu cao, toan máu và hôn mê đái tháo đường

5. Thận trọng khi dùng SciLin R 40IU/ml

- Chỉ bác sĩ mới có thể thay đổi liều lượng insulin hoặc khuyên trộn các dạng insulin hoặc đổi dạng này sang dạng khác.
- Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ biều hiện sớm của dị ứng với bất kỳ dịch insulin nào cũng như với các thuốc khác, thức ăn, đồ hộp hoặc phẩm màu
- Trong thời gian điều trị insulin phải theo dõi lượng glucose huyết và nước tiểu, HbA1 và lượng đường fructoza trong máu.
- Bệnh nhân nên học cách tự kiểm tra lượng đường máu và trong nước tiểu bằng cách sử dụng những xét nghiệm đơn giản (ví dụ xét nghiệm vạch) . Trong trường hợp xét nghiệm không chính xác nên thông báo ngay cho bác sĩ.
- Ở bệnh nhân khác nhau, triệu chứng hạ glucose huyết có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau với mức độ khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân nên học cách tự nhận biết những đặc điểm triệu chứng của chứng hạ glucose huyết cho bản thân. Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên thậm chí ở mức nhẹ cũng vẫn nên đến bác sĩ để thay đổi liều insulin hoặc chế độ ăn.
- Bệnh nhân chuyển dùng insulin động vật sang insulin người nên sử dụng liều insulin nhỏ hơn (có khả năng gây hạ glucose huyết). Một số bệnh nhân không cảm thấy các triệu chứng sớm của hạ glucose huyết sau khi tiêm insulin người mạnh bằng tiêm insulin động vật.
- Bệnh nhân có bệnh đái tháo đường lâu ngày hoặc đái tháo đường có biến chứng thần kinh hoặc bệnh nhân dùng song song với các loại thuốc beta-adrenolytycal và đạt tới sự mất cân bằng mức glucose trong máu thi các triệu chứng sớm của chứng hạ glucose huyết cũng sẽ yếu hơn cả chứng tăng glucose huyết và chứng hạ glucose huyết nếu không được điều trị có thể dẫn tới mất ý thức, hôn mê hoặc chết
- Bệnh nhân nên đến bác sĩ đều đặn nhất là khi bắt đầu điều trị insulin
- Điều rất quan trọng là phải giữ chế độ ăn đều đặn và đủ dinh dưỡng
- Nhu cầu Insulin giảm nếu có tăng hoạt động thể lực; vận động mạnh của cơ mà tiêm insulin sẽ thúc đẩy nhanh sự hạ glucose huyết (ví dụ như tiêm insulln vào đùi trước khi chạy)
- Khi bệnh nhân di chuyển sang những nơi mả có ít nhất 2 lần đổi múi giờ thì nên đến bác sĩ để thay đổi giờ tiêm insulin. Trong khi bay, nên giữ insulin trong hành lý xách tay chứ không để ở khoang hành lý (vì không nên để insulin đông lạnh)
- Thay đổi liều lượng insulin nếu có các triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nặng (đòi hỏi tăng đáng kể nhu cầu Insulin), chấn thương tinh thần, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa có nôn, buồn nôn, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa dạ dày ruột, rối loạn hấp thu. Những trường hợp này phải luôn cần đến tư vấn của bác sĩ. Vì vậy lượng đường trong máu và trong nước tiểu cần phải được kiểm soát thường xuyên và nếu cho kết quả không đúng tuyệt đối bắt buộc phải đến bác sĩ. Tuân thủ liều lượng insulin và chế độ ăn hợp lý
- Thậm chí cả những thuốc bán trên thị trường mà không cần có đơn của bác sĩ (như thuốc cảm cúm, hạ sốt, giảm đau, thuốc giảm nhu cầu ăn) cũng có thể làm thay đổi nhu cầu insulin . Bởi vậy mỗi khi dùng những thuốc này cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Bệnh nhân suy thận đào thải insulin bị giảm và thời gian tác dụng lâu hơn
- Bệnh nhân đái tháo đường do bệnh về tụy hoặc đái tháo đường kết hợp với bệnh Addison thì đòi hỏi liều lượng Insulin rất nhỏ.
- Bệnh nhân có rối loạn tuyến yên, tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp nhu cầu insulin cũng thay đổi
- Tiêm insulin lâu dài có thể gây phản ứng kháng insulin (xem phần TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN); nếu trường hợp này xảy ra thì nên tiêm liều insulin cao hơn

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai:
Phụ nữ mang thai có bệnh đái tháo đường vẫn yêu cầu sử dụng insulin. Duy trì mức glucose huyết chính xác trong khi có thai là cực kỳ quan trọng vì tăng glucose huyết ở phụ nữ có thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu insulin giảm nhanh và cần thiếu phải giảm liều Insulin và sẽ tăng dần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, thông thường bằng 75% liều insulin trước khi có thai. Sau khi sinh nhu cầu insulin mới lại giảm nhanh
Thời kỳ cho con bú
Trong khi điều trị insulin vẫn có thể cho con bú vì hooc môn này được hòa tan trong đường tiêu hóa. Nhu cầu insulin trong khi đang cho con bú thấp hơn trước khi có thai và trở về mức bình thường sau 6 đến 9 tháng

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

- Ảnh hưởng đến việc điều trị insulin đúng liều đến khả năng lái xe là chưa đươc nghiên cứu . Bệnh nhân có thể bị tật nguyền do chứng tăng glucose huyết gây ra các rối loạn thần kinh trung ương với các triệu chứng: đau đầu, lo lắng, nhìn đôi, rối loạn phối hợp và đánh giá khoảng cách (rối loạn thị giác) Khi bắt đầu điều trị insulin, việc thay đổi loại insulin, stress hoặc vận động thể lực quá sức làm thay đỗi đáng kể lượng glucose huyết, thì những rối loạn về khả năng lái xe và vận hành máy móc có thể xảy ra.
- Khuyên nên kiểm soát lượng glucose huyết trong những chuyến đi dài ngày

8. Tác dụng không mong muốn

Hạ glucose huyết
- Các triệu chứng của hạ glucose huyết thường xuất hiện đột ngột. Chúng có thể bao gồm: đổ mồ hôi, hoa mắt, run chân tay, cảm giác đói, lo âu, cảm giác kiến bò ở tay, chân, môi hoặc lưỡi, rối loạn tập trung, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất kiểm soát, giãn đồng tử, rối loạn thị giác, rối loạn lời nói, trì trệ, dễ cáu kỉnh.
- Hạ glucose huyết nghiêm trọng có-thể dẫn đến bất tỉnh, và có thể dẫn đến suy giảm chức năng não tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Tăng glucose huyết
Những bệnh nhân bị đái tháo đường týp I, tình trạng tăng glucose huyết kéo dài có thể dẫn tới tình trạng nhiễm toan xeton. Các triệu chứng nhiễm toan đầu tiên sẽ xuất hiện từ từ trong vòng vài giờ hoặc thậm trí vài ngày gồm: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, đỏ mặt, khô miệng, tăng niệu, khát nước, chán ăn, hơi thở có mùi xeton. Nếu không chính xác, tăng glucose huyết có thể dẫn đến nhiễm toan xeton, mất nước, hôn mê và tử vong.
Khác:
- Các phản ứng phụ khác thỉnh thoảng xảy ra trong thời gian điều trị insulin sinh tổng hợp là: dị ứng với insulin, kháng insulin, loạn dưỡng mỡ sau khi tiêm insulin (teo hoặc phi đại mỡ ở vùng tiêm).
- Teo mô mỡ ở chỗ tiêm thuốc dưới da (thường hay gặp hơn khi dùng thuốc insulin thông thường).
- Tuy nhiên, loạn dưỡng mở có thể giảm tối thiểu bằng cách đổi bên tiêm.
- Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Các phản ứng tại chỗ sẽ dần hết trong quá trình điều trị
- Teo lớp mỡ dưới da: Có thể điều trị khỏi bằng cách tiêm insulin động vật tinh khiết hơn hay insulin người vào trong hay xung quanh chỗ bị teo
- Phì đại mô mỡ: Có thể tránh được bằng cách luân chuyển chỗ tiêm thuốc
- Hạ glucose huyết: Người bệnh phải biết các dấu hiệu báo trước (thí dụ ra mồ hôi, hoa mắt, run) và có thể vượt qua được bắng cách ăn thức ăn hoặc uống nước ngọt

9. Tương tác với các thuốc khác

- Các dịch SCILIN không nên trộn lẫn với insulin động vật và insulin tồng hợp được chế từ các nhà sản xuất khác. Nhiều thuốc hay sử dụng (ví dụ một số thuốc chống tăng huyết áp, thuốc tim mạch, thuốc lảm giảm lipid máu, thuốc thay thế tuyến giáp, thuốc điều trị động kinh, salicylate, thuốc kháng sinh, thuốc viên tránh thai) có thể ảnh hưởng đến tác dụng của insulin và đến hiệu quả điều trị Insulin .Bởi vậy, bệnh nhân nên luôn thông báo cho bác sĩ biết những thuốc dùng tạm thời hay lâu dài .Nếu thuốc mà chưa bao giờ dùng trước đó thi phải xin lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân đến với bác sĩ vì những lý do khác ngoài bệnh đái tháo đường thì cũng phải thông báo cho bác sĩ biết về việc điều trị insulin của mình.
- Thuốc và các chất tăng tác dụng của insulin:
- Thuốc chẹn beeta, chloroquin, chất ức chế ACE, chất ức chế MAO (antidipressive), methyldopa, clonidine, pentamidine, salicylate, steroid đồng hóa, cyclophosphamide kháng sinh nhóm sulfonamide, tétracycline, kháng sinh nhóm quinolon và cồn ethyl.
- Các thuốc làm giảm tác dụng của insulin:
- Diltiazem, dobutamine, estrogen (cả các thuốc viên tránh thai), phenothiazide, phenytoin, hooc môn giáp trạng, heparin, calcitonin, corticosteroid, các thuốc chống vi rút dùng cho người nhiễm HIV, vitamin và thiazide lợi tiểu

10. Dược lý

- Insulin là một hormon polypeptid do tế bào beta của đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra . Nồng độ glucose trong máu là yểu tố chinh điều hòa tiết insulin, ở người bình thường, insulin tiết không đều: nhiều nhất sau bữa ăn. Tác dụng chính của insulin lên sự ổn định nồng độ glucose huyết xảy ra sau khi insulin đã gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào của các mô nhạy cảm với insulin, đặc biệt là gan, cơ vân và mô mỡ Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn sự tạo thành các thể ceton. Ngoài ra, insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid và protid. Insulin bị phân hủy ở các mô gan, cơ và thận
- Insulin được dùng trong trị liệu thay thế ở người bệnh bị thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần insulin
- Insulin được hấp thu khá nhanh sau khi tiêm dưới da và tuy nửa đời trong máu rất ngắn. Luyện tập, lao động nặng làm cho glucose huyết giảm do đó làm tăng tác dụng của insulin. Nhiễm khuẩn và béo phì làm giảm tác dụng của insulin. Khoảng cách và thành phần các bữa ăn cũng có ảnh hưởng đến tác dụng của insulin
- Ba loại chế phẩm insulin chính là: Insulin tác dụng ngắn, Insulin tác dụng trung bình và Insulin tác dụng kéo dài
- Scilin R là một loại insulin có thời gian tác dụng ngắn.
- Theo kết quả lâm sàng, thời gian tác dụng của Insulin được ghi trong bản dưới đây:
+ Dạng bào chế: Scilin R
+ Thời gian bắt đầu có tác dụng: Sau 30 phút
+ Thời gian tác dụng tối đa: 1-3 giờ
+ Thời gian tác dụng kéo dài: Tới 8 giờ
Cơ chế tác dụng:
- Insulin điều hòa đường huyết tại các mô đích chủ yếu là gan, cơ và mỡ. Insulin là hormon chủ yếu kiểm tra sự thu hồi, sử dụng và dự trữ các chất dinh dưỡng cho tế bào. Insulin kích thích các quá trình đồng hóa của tế bào (sử dụng v à dự trữ glucose, acid amin, acid béo), đồng thời ức chế các quá trình dị hóa (phân huỷ glycogen, mỡ và protein). Tác dụng chung là kích thích vận chuyển các cơ chất và ion vào trong tế bào, hoạt hóa và bất hoạt các enzym đặc hiệu.
- Glucose nhập vào tế bào bằng sự khuếch tán thuận lợi nhờ vào các chất vận chuyển glucose (glucose transporters- GLUT):
+ GLUT 1 có ở mọi mô, đặc biệt là hồng cầu và não.
+ GLUT 2 có ở tế bào β của tụy, ở gan, thận, ruột GLUT 3 có ở não, thận, rau thai.
+ GLUT 4 có ở cơ và mô mỡ.
+ GLUT 5 có ở ruột và thận
- Glucose được sử dụng là nhờ vào hệ thống enzym hexokinase để chuyển thành glucose – 6- phosphat (GGP). Sau đó G6P sẽ chuyển thành glycogen để dự trữ hoặc bị oxy hóa để cung cấp năng lượng cho mô. Hexokinase IV là một glucokinase được thấy k ết hợp với GLUT 2 trong gan và tế bào β của tụy; hexokinase II lại được thấy kết hợp với GLUT 4 trong tế bào cơ vân, cơ tim và mô mỡ. Cả 2 hexokinase này đều được điều hòa bởi insulin ngay ở mức phiên mã di truyền.
Tác dụng của insulin tại gan
- Ức chế hủy glycogen (ức chế phosphorylase)
- Ức chế chuyển acid béo và acid amin thành keto acid
- Ức chế chuyển acid amin thành glucose
- Thúc đẩy dự trữ glucose dưới dạng glycogen (gây cảm ứng glucokinase và glycogen synthetase)
- Làm tăng tổng hợp triglycerid và VLDL.
Tác dụng của insulin tại cơ vân
- Làm tăng tổng hợp protein, tăng nhập acid amin vào tế bào
- Làm tăng tổng hợp glycogen, tăng nhập glucose vào tế bào
Tác dụng của insulin tại mô mỡ
- Làm tăng dự trữ triglycerid và làm giả m acid béo tự do trong tuần hoàn theo 3 cơ chế:
- Gây cảm ứng lipoproteinlipase tuần hoàn nên làm tăng thuỷ phân triglycerid từ lipoprotein tuần hoàn.
- Este hóa các acid béo từ thuỷ phân lipoprotein
- Ức chế trực tiếp lipase trong tế bào nên làm giảm lipo lyse của triglycerid dự trữ.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Khi dùng quá liều insulin, các triệu chứng hạ glucose huyết xảy ra gồm: đói dữ dội, cảm giác lo âu, khó tập trung, run tay chân, vã mồi hôi, nôn. Trường hợp hạ glucose huyết nhe chỉ cần uống nước ngọt hoặc ăn thức ăn có hydrat-carbon. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường nên mang theo người vài viên đường, glucose hoặc đồ ngọt. Không khuyên ăn sô cô la có chứa chất béo làm chậm sự hấp thụ glucose. Hạ glucose huyết nghiêm trọng có thể dẫn tới co giật, mất ý thức hoặc tử vong. Nếu bệnh nhân hôn mê cần thiết phải truyền glucose vào tĩnh mạch. Nếu quá liều insulin sẽ gây nên tình trạng hypokalamia (giảm kali máu) dẫn đến tình trạng giảm trương lực cơ (miopathy). Trong trường hợp hạ glucose huyết cấp bệnh nhân không thể ăn được nên tiêm 1 g glycogen vào cơ và/hoặc tiêm glucose tĩnh mạch

12. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 2°C – 8°C. Không làm đông lạnh thuốc, tránh ánh sáng. Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25°C sau khi mở nắp.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG