lcp

Tim mạch và các bệnh thường gặp về tim mạch

Ngày cập nhật 08/03/2024

Sự tích tụ của các mảng chất béo trong động mạch, hoặc xơ vữa động mạch có thể phá hủy mạch máu và trái tim của bạn. Sự tích tụ của các mảng xơ vữa khiến cho động mạch bị thu hẹp, thậm chí có thể gây tắc nghẽn dòng máu đang lưu thông trong cơ thể, dẫn đến nhồi máu cơ tim, các cơn đau ở ngực (đau thắt ngực) hoặc đột quỵ.

Triệu chứng

Những triệu chứng của các bệnh tim mạch thường phụ thuộc vào vấn đề về tim mạch mà bạn đang mắc phải.

Các triệu chứng của bệnh tim mạch liên quan đến mạch máu

Sự tích tụ của các mảng chất béo trong động mạch, hoặc xơ vữa động mạch có thể phá hủy mạch máu và trái tim của bạn. Sự tích tụ của các mảng xơ vữa khiến cho động mạch bị thu hẹp, thậm chí có thể gây tắc nghẽn dòng máu đang lưu thông trong cơ thể, dẫn đến nhồi máu cơ tim, các cơn đau ở ngực (đau thắt ngực) hoặc đột quỵ.

Triệu chứng của các bệnh liên quan đến mạch vành có thể có sự khác biệt giữa nam và nữ giới. Trong một số trường hợp, ở nam giới sẽ có xu hướng xuất hiện những cơn đau ngực, còn ở nữ giới thường có các dấu hiệu và triệu chứng khác đi kèm với sự không thoải mái ở ngực, chẳng hạn như khó thở, buồn nôn hoặc rất mệt mỏi.

Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ngực, cảm giác bóp nghẹt ở ngực, tức ngực hoặc khó chịu ở ngực (đau thắt ngực)
  • Khó thở
  • Đau, tê, cảm giác yếu và lạnh ở tay hoặc chân nếu những mạch máu đến những vị trí này đang bị hẹp.
  • Đau ở cổ, hàm, họng, bụng trên hoặc lưng Bạn có thể không được chẩn đoán là có các bệnh mạch vành cho đến khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đột quỵ hoặc suy tim. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần theo dõi các triệu chứng tim mạch và thảo luận với bác sĩ những mối lo ngại của mình. Bệnh tim mạch đôi khi có thể được phát hiện sớm bằng các đánh giá thường quy.

Các triệu chứng của các bệnh tim mạch do sự bất thường nhịp tim (loạn nhịp)

Là khi trái tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn nhịp tim có thể bao gồm:

  • Cảm giác mạch đập không đều ở ngực
  • Nhịp tim nhanh
  • Nhịp tim chậm
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Khó thở
  • Cảm giác lâng lâng
  • Chóng mặt
  • Ngất hoặc trong tình trạng lơ mơ

Các triệu chứng của bệnh tim gây ra do dị tật bẩm sinh

Các dị tật ở tim nghiêm trọng thường được phát hiện ngay sau khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng của khuyết tật tim ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Da xám hoặc tái
  • Phù ở chân, bụng và vùng xung quanh mắt
  • Ở trẻ sơ sinh, khó thở khi bú dẫn đến việc tăng cân kém Những dị tật tim bẩm sinh ít nghiêm trọng hơn thường không được chẩn đoán cho đến khi lớn hơn hoặc khi đã trường thành. Những dấu hiệu và triệu chứng cũng thường không ngay lập tức đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như:
  • Dễ dàng cảm thấy khó thở khi luyện tập hoặc hoạt động
  • Nhanh cảm thấy mệt khi luyện tập hoặc hoạt động
  • Phù ở bàn chân, mắt cá chân hoặc bàn tay

Các triệu chứng của bệnh tim có liên quan đến cơ tim (bệnh cơ tim)

Trong giai đoạn đầu của bệnh về cơ tim, có thể không xuất hiện triệu chứng. Khi tình trạng bắt đầu xấu đi, các triệu chứng có thể có bao gồm:

  • Khó thở khi hoạt động hoặc cả khi nghỉ ngơi
  • Phù chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim bất thường, cảm thấy tim đập nhanh, mạnh hoặc không đều
  • Chóng mặt, choáng váng và ngất

Các triệu chứng của bệnh tim khi có nhiễm trùng tim

Viêm màng trong của tim (viêm nội tâm mạc) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến lớp lót bên trong của buồng tim và các van tim. Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng tim có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi
  • Phù ở chân hoặc ở bụng
  • Thay đổi nhịp tim
  • Ho khan hoặc ho dai dẳng
  • Phát ban hoặc xuất hiện các nốt bất thường trên da

Các triệu chứng của bệnh tim gây ra do các vấn đề về van tim

Tim gồm có bốn van – van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá – khi các van này mở và đóng sẽ điều khiển dòng máu qua tim theo một chiều. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hư hỏng van tim, dẫn đến hẹp van, rò rỉ (máu chảy ngược và bị thiếu hụt), hoặc đóng không hoàn toàn (sa van). Tùy vào van đang “bị bệnh”, các dấu hiệu và triệu chứng nhìn chung có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Nhịp tim không đều
  • Phù chân hoặc mắt cá chân
  • Đau ngực
  • Ngất

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch cũng phụ thuộc vào loại bệnh tim mạch cụ thể mà bạn đang mắc phải. Để hiểu hơn về những lý do khiến trái tim “mắc bệnh”, chúng ta có thể bắt đầu từ việc hiểu thêm về cách trái tim đang hoạt động.

Trái tim hoạt động như thế nào?

Trái tim có kích thước bằng khoảng một nắm tay, nằm chếch về phía ngực trái, và được chia thành hai bên trái phải. Nó có thể được xem như là một “máy bơm” với chức năng bơm máu đi khắp cơ thể.

  • Tim phải gồm tâm nhĩ và tâm thất phải với vai trò thu nhận và bơm máu đến phổi thông qua các động mạch phổi.
  • Tại phổi diễn ra quá trình trao đổi khí, nhờ đó, máu được cung cấp một lượng oxy mới và loại bỏ khí cacbonic.
  • Sau đó máu giàu oxy sẽ đi về phía bên tim trái, bao gồm tâm nhĩ và tâm thất trái.
  • Tim trái sau đó bơm máu qua động mạch lớn nhất (động mạch chủ) để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể.

Hệ thống các van tim

Bốn van tim giữ cho dòng máu di chuyển theo một chiều nhất định bằng cách mở một chiều và chỉ mở khi cần thiết. Để hoạt động tốt, các van phải được cấu tạo đúng, mở hết cỡ và đóng chặt để tránh tình trạng rò rỉ. Bốn loại van này bao gồm:

  • Van ba lá
  • Van hai lá
  • Van động mạch chủ
  • Van động mạch phổi

Nhịp tim

Trái tim bóp và giãn theo một chu kỳ xảy ra liên tục

  • Trong quá trình co bóp (thì tâm thu), tâm thất co mạnh, tống máu vào các động mạch đến phổi và các cơ quan trong cơ thể.
  • Trong thời gian thư giãn (thì tâm trương), tâm thất chứa đầy máu nhận từ tâm nhĩ.

Hệ thống dẫn truyền ở tim

Hệ thống dẫn truyền của tim tồn tại với nhiệm vụ giúp trái tim đập liên tục. Nhịp tim kiểm soát sự trao đổi liên tục của máu giàu oxy với máu nghèo oxy. Trao đổi này là chìa khóa giúp bạn “sống sót”.

  • Các tín hiệu khởi phát ở tâm nhĩ phải và được dẫn truyền qua các “đường dây” đến tâm thất, cung cấp “điện” để tim hoạt động.
  • Hệ thống này giữ cho tim đập và lưu thông máu.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mạch vành

Sự tích tụ các mảng chất béo trong động mạch (xơ vữa động mạch) là nguyên nhân lớn nhất của các bệnh mạch vành. Những thói quen không lành mạnh, như chế độ ăn uống nghèo nàn, lười vận động, thừa cân và hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân của rối loạn nhịp tim

Các nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn nhịp bao gồm:

  • Bệnh mạch vành
  • Đái tháo đường
  • Lạm dụng thuốc
  • Sử dụng quá nhiều rượu hoặc caffeine
  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc
  • Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng và thuốc từ thảo dược
  • Căng thẳng
  • Hở van tim

Ở một người khỏe mạnh với một trái tim có “sức khỏe tốt”, việc phát triển các triệu chứng liên quan đến loạn nhịp gây tử vong thường không xảy ra trừ khi có sự tham gia của một số tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như điện giật hoặc sử dụng các thuốc bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi một trái tim đã xuất hiện những vấn đề hoặc có những bất thường về cấu trúc, sự khởi phát cũng như dẫn truyền tín hiệu có thể không thực hiện được, làm cho các rối loạn nhịp trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân của dị tật tim bẩm sinh

Các dị tật bẩm sinh thường phát triển khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Các dị tật ở tim phát triển cùng với quả tim trong khoảng một tháng sau khi thụ thai, làm thay lưu lượng máu trong tim. Một số điều kiện y tế, thuốc và gen di truyền có thể góp phần gây ra các khuyết tật ở tim.

Các dị tật cũng có thể phát triển ở người trường thành. Khi bạn già đi, cấu trúc của tim có thể thay đổi, gây ra các khuyết tật.

Nguyên nhân của các bệnh liên quan đến cơ tim

Các nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ tim, chẳng hạn như làm tim dày lên hoặc giãn ra, có thể phụ thuộc vào loại:

Bệnh cơ tim giãn. Đây là một trong những loại bệnh về cơ tim phổ biến nhất và tình trạng này thường khiến cho tâm thất trái bị giãn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc giảm lưu lượng máu đến tim (bệnh thiếu máu cơ tim) do tổn thương sau các cơn đau tim, nhiễm trùng, độc tố và một số loại thuốc, bao gồm cả những loại thuốc dùng để điều trị ung thư. Ngoài ra, vấn đề này cũng có thể liên quan đến di truyền.

Bệnh cơ tim phì đại. Vấn đề này thường là do di truyền. Ngoài ra, nó cũng có thể phát triển theo thời gian do tình trạng tăng huyết áp hoặc sự lão hóa.

Bệnh cơ tim hạn chế. Đây là loại bệnh cơ tim ít phổ biến so với các loại khác, kết quả dẫn đến việc cơ tim trở nên cứng và kém đàn hồi, có thể xảy ra mà không tìm ra nguyên do là gì. Hoặc có thể bị gây ra sau các bệnh như rối loạn mô liên kết hoặc do sự tích tụ của các protein bất thường (bệnh amyloidosis)

Nguyên nhân của nhiễm trùng tim

  • Vi khuẩn
  • Vi-rút
  • Ký sinh trùng

Nguyên nhân của các bệnh về van tim

Có nhiều vấn đề có thể khiến bạn mắc phải bệnh về van tim. Bạn có thể có thể bị bệnh van tim bẩm sinh hoặc các van có thể bị hỏng do các tình trạng như:

  • Thấp khớp
  • Nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng)
  • Rối loạn mô liên kết

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi một số câu về tiền sử bệnh của bạn và gia đình. Ngoài ra, một vài xét nghiệm có thể cần thiết để chẩn đoán bệnh tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ cho rằng bạn có thể mắc phải. Bên cạnh các xét nghiệm máu và chụp X-quang ngực, các xét nghiệm khác có thể cần thiết bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Điện tâm đồ là một xét nghiệm nhanh chóng và không gây đau đớn trong quá trình thực hiện, ghi lại các tín hiệu điện trong tim. Điều nay có thể phát hiện ra các nhịp tim bất thường. Bạn có thể đo điện tâm đồ khi đang nghỉ ngơi hoặc khi đang vận động (điện tâm đồ gắng sức).
  • Theo dõi Holter. Máy theo dõi Holter là một thiết bị đo điện tâm đồ di dộng mà bạn có thể đeo liên tục để ghi lại nhịp tim của mình, thường trong 24 đến 72 giờ. Theo dõi Holter được sử dụng để phát hiện các vấn đề về nhịp tim không được tìm thấy trong quá trình kiểm tra điện tâm đồ thường quy.
  • Siêu âm tim. Xét nghiệm không xâm lấn này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc tim của bạn. Nó cho biết tim bạn đập và bơm máu như thế nào.
  • Nghiệm pháp gắng sức. Xét nghiệm không xâm lấn này bao gồm việc nâng cao nhịp tim bằng cách hoạt động thể lực hoặc dùng thuốc trong quá trình thực hiện các xét nghiệm và chụp ảnh tim để xem các phản ứng của tim.
  • Đặt ống thông tim. Trong thử nghiệm này, một ống ngắn (vỏ bọc) được đưa vào tĩnh mạch hoặc động mạch ở chân (bẹn) hoặc cánh tay của bạn. Sau đó, một ống rỗng, mềm dẻo và dài hơn (ống thông dẫn hướng) sau đó được đưa vào vỏ bọc. Sử dụng hình ảnh X-quang trên màn hình làm hướng dẫn, bác sĩ cẩn thận luồn ống thông qua động mạch cho đến khi nó đi đến tim. Trong quá trình đặt ống thông tim, có thể đo được áp lực trong buồng tim và tiêm thuốc nhuộm – giúp nhìn thấy được các hình ảnh trên X-quang. Nhờ đó, bác sĩ có thể nhìn thấy dòng máu chảy qua tim, mạch máu và van để kiểm tra các vấn đề ở tim.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Trong chụp CT tim, bệnh nhân nằm trên bàn bên trong máy chụp CT. Một ống tia X bên trong máy quay xung quanh cơ thể và thu thập hình ảnh về tim và ngực.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI). MRI tim sử dụng từ trường và sóng vô tuyến do máy tính tạo ra để xuất ra những hình ảnh chi tiết về tim.

Điều trị

Hướng điều trị được đưa ra tùy thuộc vào vấn đề về tim bạn đang mắc phải. Nói chung, điều trị các bệnh về tim thường bao gồm:

  • Thay đổi lối sống. Bạn có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim bằng cách ăn một chế độ ăn ít chất béo và natri (muối ăn), tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và kiểm soát lượng bia rượu tiêu thụ.
  • Thuốc. Nếu chỉ thay đổi về lối sống là không đủ, bác sĩ có thể kê thêm thuốc để kiểm soát bệnh tình của bạn. Các thuốc chỉ định cho bạn cũng sẽ phụ thuộc vào vấn đề bạn đang mắc phải.
  • Các thủ thuật y khoa hoặc phẫu thuật. Nếu dùng thuốc vẫn không đủ kiểm soát bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật hoặc phẫu thuật cụ thể. Tương tự, lựa chọn thủ thuật hoặc phẫu thuật nào cũng phụ thuộc vào loại bệnh tim và mức độ tổn thương của tim.

  • Nguồn tài liệu: Mayo Clinic Health Letter
  • Dịch thuật: DS. Nguyễn Phạm Quỳnh Hoa
  • Đăng tải: Ứng dụng mua thuốc online Medigo
Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm

banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software