lcp

MÀN HÌNH ảnh hưởng như thế nào tới não bộ trẻ?

Ngày cập nhật 08/03/2024

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Gần một nửa số trẻ em từ 8 tuổi trở xuống đều sở hữu cho riêng mình một máy tính bảng, và chúng dành trung bình khoảng 2,25 giờ mỗi ngày trên màn hình kỹ thuật số. Vậy thời gian cho màn hình ảnh hưởng như thế nào đến trẻ? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

MÀN HÌNH đang làm gì với não bộ của trẻ?

Dữ liệu ban đầu từ một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 chỉ ra rằng: những đứa trẻ dành hơn 2 giờ mỗi ngày cho các hoạt động trên màn hình trang thiết bị điện tử có kết quả các bài kiểm tra ngôn ngữ và tư duy đạt điểm thấp hơn. Và những trẻ có hơn 7 giờ nhìn màn hình mỗi ngày thì phần vỏ não – vùng não liên quan đến suy nghĩ và lập luận phê bình sẽ mỏng dần đi.

Bác sĩ Jennifer F cho biết: “Chúng tôi chưa chắc chắn về ý nghĩa của những dữ liệu này, nhưng chúng tôi có thể đưa ra giả thuyết rằng màn hình của các trang thiết bị điện từ có khả năng ức chế một số khía cạnh phát triển ở trẻ em bằng cách thu hẹp sự quan tâm và hạn chế mong muốn được khám phá, cũng như về các vấn đề khác liên quan đến học tập. Nếu trẻ nhỏ dành phần lớn thời gian của mình với máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc ti vi, thì việc tham gia vào các hoạt động phi điện tử chẳng hạn chơi các đồ chơi để nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sáng tạo, hoạt động ngoài trời và tương tác với những đứa trẻ khác để phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết sẽ khó có thể xảy ra. Việc chỉ tương tác với một cái màn hình sẽ giống như bạn đang luyện tập “sử dụng các ngón tay” và không có gì thêm nữa. Bạn sẽ có những ngón tay mạnh mẽ và linh hoạt, nhưng đang phải trả giá bằng sức khỏe thể chất tổng thể”.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (8).png

Hiện nay, việc trẻ em dễ dàng truy cập vào các trang thiết bị điện tử đã dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng làm cách nào “màn hình” có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ?

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, sự phát triển thường diễn ra nhanh. Trẻ học bằng cách khám phá môi trường xung quanh và quan sát những hoạt động của người lớn để “bắt chước”. Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều có thể hạn chế khả năng quan sát và trải nghiệm các hoạt động thông thường hàng ngày của trẻ để tìm hiểu về thế giới bên ngoài, dẫn đến những bất lợi cho sự phát triển tổng thể.

Khi tôi nhìn thấy những đứa trẻ đi cùng cha mẹ hoặc đang được ngồi trên xe đẩy, chúng thường đang tập trung vào điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng và không chú ý đến bất cứ những việc gì đang diễn ra xung quanh. Chúng trở nên “lười” tìm hiểu về thế giới bên ngoài và tất cả những gì chúng làm là nhìn vào màn hình của những chiếc điện thoại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi những điều mới mà còn ảnh hưởng đến cách chúng tương tác với những người khác để phát triển ngôn ngữ.

Ảnh hưởng của MÀN HÌNH tới khả năng học tập của trẻ như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ dưới 2 tuổi học từ video ít hơn so với khi học từ người khác, và có vẻ như mặc dù trẻ bắt đầu xem tivi từ 6 tháng tuổi, nhưng chúng thường không hiểu nội dung cho đến khi 2 tuổi. Trẻ bị thu hút bởi những thứ đang diễn ra trên màn hình, nhưng không học hỏi được gì từ nó.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (9).png

Sự phát triển ngôn ngữ mở rộng nhanh chóng trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi ở trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em học ngôn ngữ tốt nhất khi tương tác. Cũng có một số bằng chứng cho thấy những trẻ xem ti vi nhiều trong những năm đầu tiểu học có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra đọc và có thể có những biểu hiện của sự kém tập trung. Những thông tin thêm về việc sử dụng các thiết bị trong một khoảng thời gian dài ảnh hưởng đến ngôn ngữ và giao tiếp.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trò chuyện với trẻ trong một cuộc đối thoại xuất phát từ cả hai, nghĩa là có sự tương tác qua lại trong cuộc trò chuyện đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Đó là một cuộc trò chuyện đúng nghĩa, có sự tương tác về từ ngữ, nét mặt và tạo ra các phản ứng với người đối diện, thay vì lắng nghe “thụ động” và tương tác một chiều với màn hình. Điều này sẽ có lợi trong việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ nhỏ.

Vậy khi nào thì có thể cho trẻ sử dụng MÀN HÌNH?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nên tránh sử dụng màn hình cho trẻ dưới 18 đến 24 tháng, ngoại trừ khi trò chuyện video cùng với gia đình. AAP cũng khuyến nghị hạn chế sử dụng màn hình cho trẻ đang học mẫu giáo, từ 2 đến dưới 5 tuổi, chỉ một giờ mỗi ngày với các chương trình truyền hình chất lượng cao.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (1).png

Khi cần hoàn thành một việc gì đó trong nhà, có thể hữu ích nếu để trẻ nhỏ tham gia như một hoạt động giải trí. Lời khuyên của tôi dành cho các bậc cha mẹ là nên mở những chương trình truyền hình với thời lượng ngắn hoặc các chương trình giáo dục có yếu tố vui nhộn và thể hiện được sự tương tác giữa các nhân vật thay vì chỉ đơn thuần cho con sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại. Và, tốt nhất bạn có thể dành thời gian để xem những chương trình này với trẻ để có thể tương tác tích cực với trẻ về những nội dung trên chương trình trẻ đang xem.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (7).png

Ảnh hưởng của MÀN HÌNH tới giấc ngủ của trẻ như thế nào?

Nhịp sinh học của cơ thể đã quy định rằng quá trình sản xuất melatonin – một loại hormone “ngủ” – bắt đầu hoạt động khi mặt trời lặn. Nhưng ánh sáng xanh từ màn hình ức chế quá trình này, do đó có thể gây trì hoãn việc ngủ. Xem ti vi hoặc chơi các trò chơi trên thiết bị điện tử khiến não trở nên tỉnh táo hơn và cơ thể cũng hoạt động một cách tốt hơn, dẫn đến việc “không sẵn sàng” cho một giấc ngủ. (Máy tính bảng và điện thoại thông minh sẽ ức chế hoạt động của melatonin nhiều hơn tivi vì màn hình và ánh sáng xanh ở các thiết bị này thường được sử dụng với khoảng cách gần với khuôn mặt).

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (4).png

Theo một nghiên cứu, trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi được tiếp xúc với màn hình vào buổi tối có thời gian ngủ vào ban đêm ngắn hơn đáng kể so với những trẻ không tiếp xúc với màn hình vào buổi tối.

Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, việc sử dụng màn hình quá nhiều vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng, vì vậy, không nên để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ. Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội cũng như thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hành vi và cản trở việc học tập ở trẻ. Thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều và thiếu ngủ đã được chứng minh có mối liên quan đến béo phì, do đó có thể khiến trẻ có xu hướng tự ti dẫn đến sự cô lập với xã hội, và đây như một nhân tố thúc đẩy việc càng ngày càng trở nên “thân thiết” hơn với các thiết bị điện tử.

MÀN HÌNH gây nghiện như thế nào tới trẻ nhỏ?

Vấn đề của bạn với các thiết bị di động là chúng thu hút và khiến bạn dễ dàng lãng phí thời gian để lướt internet. Chúng cũng tỏ ra tiện lợi vì bạn có thể mang đi tới bất cứ đâu bạn muốn, và không có các thiết bị này cũng rất dễ khiến chúng ta cảm thấy “bứt rứt”. Khi chúng ta là người lớn, chúng ta có thể hiểu được một số hạn chế ở những trường hợp cụ thể và có thể đưa ra những quyết định về việc đặt chiếc điện thoại xuống, nhưng điều đó không thể xảy ra đối với một đứa trẻ 2 hoặc 3 tuổi – những đối tượng chưa có nhận thức về những mối lo ngại này, nếu chúng đã tiếp xúc với điện thoại hoặc máy tính bảng từ lúc còn rất nhỏ, những thiết bị này sẽ trở thành những nhân tố cần thiết và nhu cầu sử dụng chúng trẻ thì cứ tăng theo thời gian.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (3).png

Chúng ta cần cẩn trọng trong việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay ti vi đánh lạc hướng trẻ để “đỡ phiền phức” khi một vấn đề xảy ra thay vì để trẻ tự tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Sử dụng một bài hát yêu thích để cố gắng đánh lạc hướng cơn đau của một đứa trẻ vừa bị té ngã và xây xát ở đầu gối có thể không sao, nhưng việc cha mẹ an ủi, âu yếm và trò chuyện với chúng là một biện pháp tốt hơn. Việc sử dụng thời gian tiếp xúc với màn hình để giải quyết vấn đề khó khăn của trẻ trong việc chia sẻ đồ chơi với người khác, hoàn toàn không giúp trẻ học được cách chia sẻ với mọi người trong tương lại, mặc dù hiện tại đây có thể là một biện pháp hữu ích để giúp “cha mẹ rảnh tay”.

Liệu có phải tất cả MÀN HÌNH đều ảnh hưởng tới trẻ như nhau?

Ti vi thật ra không gây ra ảnh hưởng quá nhiều như người ta từng nghĩ vì nó “bất động” và có thể quản lý dễ dàng hơn. Máy tính bảng và điện thoại thông minh dễ tiếp cận hơn nhiều vì chúng có thể di động được. Chúng có thể được mang đi tới bất cứ đâu và sử dụng bất cứ lúc nào.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (5).png

Tôi tin rằng Youtube nói chung không tốt cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ sở hữu một thiết bị cho riêng mình, trẻ em thường giỏi hơn cha mẹ trong việc tìm kiếm các video yêu thích của chúng có liên kết với các video khác, và thời gian dành để xem hết video này đến video khác là bất tận. Việc những chính sách quản lý trong các trang web không được kiểm soát một cách cẩn trọng khiến cho trẻ em có thể dễ dàng truy cập vào bất cứ thứ gì mà chúng muốn, mặc dù những nội dung này có thể không phù hợp với độ tuổi của chúng chẳng hạn như những nội dung ít có giá trị giáo dục hoặc tệ hơn là nội dung bạo lực. Một lần nữa, vai trò của cha mẹ thể hiện qua việc xem cũng hoặc tham gia vào việc tìm kiếm những nội dung phù hợp và mang tính giáo dục cho trẻ.

Làm cách nào để hạn chế trẻ sử dụng MÀN HÌNH?

Cùng xem với con bất cứ khi nào có thể

Nếu trẻ đã đến độ tuổi có thể sử dụng các thiết bị điện tử, thì điều tốt nhất bạn nên làm là xem chương trình hoặc trò chơi với con mình để hiểu những gì chúng thích xem. Nhận xét về những nội dung bạn thấy, đặt các câu hỏi về những gì đang xảy ra trên màn hình, nếu ai đó trong chương trình đang hát, hãy hát cùng con bạn. Tương tác với chúng và lặp lại các khái niệm sau khi chương trình kết thúc để trẻ có khả năng lưu trữ thông tin đó tốt hơn.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (2).png

Hãy lựa chọn các chương trình phù hợp với con bạn

Bạn nên tìm hiểu về các ứng dụng, trò chơi cũng như các chương trình phù hợp với lứa tuổi nhằm đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho con bạn. Đảm bảo giờ đi ngủ, giờ ăn và giờ cho gia đình “vắng mặt” những chiếc màn hình. Không cho con sử dụng nhưng thiết bị di động trong ô tô trừ những chuyến đi xa và cân nhắc thỏa thuận đặt ra một khoảng thời gian để sử dụng các thiết bị này. Việc cân bằng thời gian có điện thoại và không điện thoại là vô cùng quan trọng.

Hạn chế sử dụng điện thoại cá nhân

Trẻ em sẽ bắt chước những hành động của cha mẹ. Khi chúng còn nhỏ, cha mẹ là những người gần gũi và thân thiết nhất trong cuộc đời của chúng, vì vậy cha mẹ sẽ là người làm mẫu cho bất cứ hành vì nào mà trẻ đang được thấy. Nếu con của bạn thấy cha mẹ chúng ngồi sau màn hình cả ngày, trẻ sẽ cảm thấy việc này có thể chấp nhận được và dần dần chúng sẽ trở nên muốn được làm như vậy.

anh-huong-khi-tre-xem-man-hinh (6).png

Nhấn mạnh ba điều quan trọng: ngủ, dinh dưỡng và tập thể dục

Cả ba đều vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trí não tối ưu cũng như sức khỏe tinh thần đối với cả trẻ em cũng như người lớn. Và việc dành quá nhiều thời gian trước màn hình thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến cả ba việc này. Thời gian sử dụng màn hình nhiều hơn ở trẻ đã được chứng minh có liên quan đến việc ăn nhiều thức ăn nhanh hơn, ít ăn trái cây, rau quả cũng như ít ngủ và ít vận động thể dục hơn. Do đó, việc lựa chọn một lối sống lành mạnh và biến chúng trở thành một phần của thói quen hàng ngày, cùng với việc hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử đóng vai trò hết sức quan trọng.

Bài viết đã đưa ra một tình trạng hết sức phổ biến trong cuộc sống hiện nay, khi mà các trang thiết bị điện tử và internet dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết, và cha mẹ thì quá bận rộn để dành thời gian cho con mình. Đó là việc để các thiết bị trở thành những “người bạn thân thiết” của trẻ. Dĩ nhiên, cũng có những khi chúng ta bị đặt trong những trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn việc giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 khiến trẻ phải tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính bảng hay laptop để học online trong khoảng thời gian dài. Việc hiểu rõ những ảnh hưởng của các thiết bị này cũng như biết một số biện pháp phù hợp sẽ giúp đỡ cha mẹ trong việc thiết lập lại thói quen sử dụng các thiết bị này cho con mình.


Nguồn tài liệu: Health Matters

Dịch thuật: DS. Nguyễn Phạm Quỳnh Hoa

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software