lcp

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Ngày cập nhật 08/03/2024

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Nơi công tác: Bệnh viện Nguyễn Trãi

Hãy cùng Medigo tìm hiểu đái tháo đường thai kỳ là gì và làm sao để ngăn chặn nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ bạn nhé!

Những điều bạn cần biết về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bạn có thể thắc mắc tại sao bác sĩ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu khi khám thai hay không? Câu trả lời chính là Glucose - một loại monosaccarit mà bác sĩ cần theo dõi để phát hiện nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và con. Hầu hết phụ nữ được sàng lọc bệnh khi mang thai từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lượng glucose xuất hiện nhiều trong nước tiểu ở những lần khám tiền sản, bạn có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện tầm soát sớm hơn. phụ nữ mang thai-01.jpg Phụ nữ mang thai cần kiểm tra đường huyết định kỳ

Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đái tháo đường thai kỳ

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ như:

  • Thừa cân với chỉ số khối cơ thể BMI trên 30.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi (tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng).
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g
  • Lượng glucose cao trong nước tiểu hoặc máu
  • Gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường loại 2.
  • Tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ trước đây.
  • Những phụ nữ có một vài yếu tố này thường được tầm soát sớm.

phụ nữ mang thai-03.jpg Kiểm tra đường huyết định kỳ giúp tầm soát bệnh tốt hơn

Quá trình sàng lọc diễn ra như thế nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng theo các bước:

  1. Đầu tiên, bạn được cung cấp một chai nước có chứa 50 gam glucose để uống.
  2. Khoảng 1 giờ sau khi uống, bạn sẽ được lấy máu để làm xét nghiệm để đo mức độ cơ thể xử lý glucose.
  3. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường (mức đường huyết cao), bạn có thể phải thực hiện một xét nghiệm tương tự nhưng lâu hơn và sẽ nhịn ăn trước khi thực hiện. Xét nghiệm này bao gồm việc uống một lượng nước có 100 gam glucose. Lượng đường trong máu sẽ được kiểm tra trước khi uống glucose và sau 3 giờ đồng hồ. Nếu xét nghiệm này cho kết quả bất thường thì bạn đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Khoảng 50% phụ nữ bệnh tiểu đường thai kỳ không có bất kỳ biểu hiện nào rõ rệt. Tuy nhiên, những thói quen lành mạnh cần được áp dụng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh như:

  • Theo dõi chế độ ăn: Ăn ít đường và carbohydrate (bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống), bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống như trái cây và rau sống, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và bơ hạt không đường.
  • Tăng cường tập thể dục: Những hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga… cần được duy trì thường xuyên.

phụ nữ mang thai-02.jpg Chế độ ăn phù hợp và tăng cường tập thể dục giúp giảm nguy cơ đái tháo đường

Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh đái tháo đường thai kỳ phát triển?

Nếu bạn bị mắc đái tháo đường ở giai đoạn mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi trong suốt quá trình mang thai để tránh các vấn đề nghiêm trọng cho cả bạn và con. Trẻ sơ sinh có mẹ mắc đái tháo đường cần được theo dõi mức đường huyết sau sinh. Lượng đường trong máu thấp khiến trẻ sơ sinh có khả năng mắc các tuýp đái tháo đường khác nhau và bao gồm cả co giật.

Để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định, cần lưu ý:

  • Theo dõi mức đường huyết thường xuyên.
  • Hạn chế lượng carbohydrate và đường đơn trong chế độ ăn uống.
  • Tập luyện đều đặn. Đối với hầu hết phụ nữ, lượng đường trong máu trở lại bình thường sau khi sinh, tuy nhiên cần kiểm tra lại trong thời kỳ hậu sản. Khoảng 10% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tiếp diễn thành đái tháo đường loại 2 trong 10 năm nữa mà không hề hay biết. Vì vậy, bạn phải theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bản thân.

Tóm lại, đái tháo đường thai kỳ là một cảnh báo cho việc phát triển thành bệnh đái tháo đường loại 2. Chính vì vậy, những người phụ nữ đã từng mắc bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, cân nặng và tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh.

Trên đây là thông tin về bệnh đái tháo đường thai kỳ, mong rằng những kiến thức mà ứng dụng đặt thuốc online Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này để có cách xử lý và điều trị hiệu quả.

Nguồn: Cleveland Clinic

Biên dịch: Lư Nguyễn Cẩm San

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm

banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software