lcp
Nội dung chính

Phụ huynh cần làm gì khi con tiêm vaccine Covid-19?

Ngày cập nhật 08/03/2024

Trước khi cho trẻ tiêm vaccine phụ huynh cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Medigo tìm hiểu nhé!
Nội dung chính

Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm vaccine; người nhà có mặt trong buổi tiêm để hỗ trợ, trấn an tâm lý bé; theo dõi sát sức khỏe trẻ sau tiêm trong ít nhất ba ngày đầu.

Bộ Y tế ngày 6/12 hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, theo dõi cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trước và sau khi tiêm chủng. Đầu tiên, cha mẹ và người giám hộ đọc kỹ thông tin trong giấy mời tiêm chủng, điền thông tin và ký vào phiếu đồng ý. Gia đình cần cài đặt ứng dụng sổ sức khỏe điện tử trước khi tiêm và đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng lịch hẹn (thời gian, địa điểm). Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm.

Khi tiêm chủng, phụ huynh nên hướng dẫn và cùng trẻ thực hiện đầy đủ thông điệp 5K như khai báo y tế, đeo khẩu trang rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, hạn chế nói chuyện tiếp xúc với người khác ở điểm tiêm chủng, giữ khoảng cách an toàn.

Gia đình cần chủ động thông báo cho giáo viên, nhân viên y tế các thông tin như thông tin cá nhân trẻ, họ tên cha mẹ, người giám hộ và số điện thoại liên hệ. Thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ như ốm, sốt, tiền sử dị ứng, dị tật bẩm sinh, hoặc có phản ứng mạnh với vaccine phòng Covid-19 ở lần tiêm chủng trước như phản vệ, sốt cao... Để trẻ ở lại điểm tiêm 30 phút theo dõi sau tiêm.

Khi về nhà, gia đình cần theo dõi và hỗ trợ trẻ 24/24h trong ba ngày đầu, không cho vận động mạnh, đảm bảo dinh dưỡng.

Theo dõi các dấu hiệu sau tiêm chủng như ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; ở da thấy có phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó. Một số dấu hiệu khác như đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất. Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy hay dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.

Các biểu hiện toàn thân khác như chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn,...

Người nhà thường xuyên đo hoặc nhắc nhở trẻ đo thân nhiệt. Khi sốt dưới 38,5 độ C thì cởi bớt hay nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, khuyến cáo trẻ 12-17 tuổi cần được theo dõi sát sao hơn người lớn khi tiêm chủng, bởi đây là lứa tuổi có những xáo trộn về tâm sinh lý, hormone. Những xáo trộn này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của buổi tiêm, trong đó yếu tố tâm lý tác động lớn đến phản ứng của cơ thể với vaccine.

"Do đó, các hướng dẫn liên quan tới tiêm chủng trẻ em đều cho phép cha mẹ, người giám hộ có mặt trong buổi tiêm để hỗ trợ tốt nhất, trấn an tâm lý các cháu", ông Thái nói.

Một số chuyên gia khuyến cáo người thân nên nói chuyện với trẻ trước khi tiêm về những phản ứng cơ thể có thể xảy ra. Với nhân viên y tế tại cơ sở tiêm, phụ huynh cần nói rõ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ từng gặp phải.

Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em, sử dụng vaccine Pfizer. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, tổng số liều vaccine đã tiêm cho nhóm trẻ này là hơn 5 triệu liều. Miền Nam và miền Bắc là hai khu vực tiêm cho trẻ nhiều nhất, khu vực Tây nguyên chưa tiêm cho trẻ.

Bộ Y tế ghi nhận khoảng 0,3% trẻ bị phản ứng thông thường sau tiêm. Các phản ứng thông thường này là sốt, đau vết tiêm, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi... Ba trẻ tử vong sau tiêm, được xác định là phản ứng phản vệ độ 4 (cơ thể phản ứng quá mức với vaccine Covid-19).

Lãnh đạo Chính phủ hôm 5/12 yêu cầu nghiên cứu phương án tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi trên cơ sở khoa học, an toàn, phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước.

Nguồn: Vnexpress

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software