lcp

Top 9 thuốc giảm đau răng hiệu quả nhanh nhất

Ngày cập nhật 08/03/2024

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

Đau răng là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống thường ngày của mỗi người, gây ra khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Vậy chúng ta nên sử dụng thuốc đau răng thế nào cho đúng cách và đạt hiệu quả tốt nhất, hãy cùng Medigo tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau răng?

Đau răng là tình trạng cảnh báo một số tổn thương, các bệnh lý tồn tại bên trong khoang miệng. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến thường gây ra tình trạng đau răng như:

  • Các bệnh lý về nướu: viêm nha chu, áp xe nướu
  • Sâu răng, viêm tuỷ: Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột, tạo thành các lỗ sâu; bên trong tủy răng có chứa rất nhiều dây thần kinh nên khi răng bị sâu để lâu ngày không điều trị dễ dẫn đến tình trạng viêm tủy răng
  • Răng khôn mọc gây chèn ép sang các vị trí bên cạnh gây đau

Khi cơn đau răng kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì việc dùng thuốc giảm đau răng là biện pháp hiệu quả, tối ưu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau vẫn có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia về răng miệng.

2. Các nhóm thuốc trị đau răng phổ biến

Thuốc giảm đau paracetamol hoặc Acetaminophen

Đây là loại thuốc trị đau răng rất phổ biến, thường được các Nha sĩ kê đơn và dùng được cho cả người lớn, trẻ em. 

Acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương đối nhanh, nhìn chung khá an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng của Bác sĩ để tránh dùng quá liều, gây độc tính cho gan.

Thuốc trị đau răng chống viêm non-steroid

Nhóm thuốc chữa đau răng này có thêm tác dụng chống viêm, vì thế cũng là lựa chọn hiệu quả được các Bác sĩ chỉ định. hay được dùng cho những trường hợp bị ê buốt, sưng tấy, đau nhức răng. 

Điển hình cho nhóm thuốc NSAID này có thể kể đến một số loại như: Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib,...  Nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs có thể gây một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tim mạch,... Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc mắc kèm các bệnh lý như viêm loét dạ dày, có tiền sử bệnh tim mạch, suy thận thì hãy thận trọng và cần hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng

thuốc ngậm đau răng

Thuốc gây tê giảm đau răng tại chỗ

Đây là nhóm thuốc trị đau răng có tác dụng gây tê tại chỗ được bào chế dưới dạng gel, xịt giúp giảm cơn đau răng tức thì. Do có khả năng gây tê cục bộ nên loại thuốc này đem đến hiệu quả nhanh nhưng chỉ duy trì trong khoảng thời gian rất ngắn

Do có khả năng gây tê tại chỗ nên tác dụng giảm đau xuất hiện nhanh (dưới 5 phút), tuy nhiên thời gian thuốc có tác dụng lại khá ngắn, thông thường 15 – 60 phút, do đó thường cần dùng nhiều lần trong ngày, gây bất tiện cho người sử dụng. 

3. Top 9 thuốc giảm đau răng hiệu quả

3.1 Thuốc chữa đau răng Panadol 

Thuốc giảm đau răng Panadol chứa Paracetamol luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong đơn thuốc của nha sĩ vì hiệu quả tức thời, ít tác dụng phụ và có thể dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Thuốc thường được chỉ định khi đau răng mà không bị các tình trạng sưng, viêm: viêm tủy, viêm nướu,… Phụ nữ mang thai bị đau răng cũng có thể sử dụng Panadol để giảm đau

uống thuốc giảm đau răng sâu

3.2 Thuốc giảm đau răng cấp tốc Alaxan

Thuốc giảm đau răng Alaxan có 2 thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen. Nhờ vậy, tác dụng giảm đau răng của thuốc đến nhanh chóng và xoa dịu cơn đau hiệu quả

Ngoài công dụng giảm đau răng, chúng cũng được bác sĩ chỉ định thường xuyên trong quá trình điều trị đau lưng, đau đầu, căng cơ và các chứng đau nhức khác trên cơ thể.

Tuy nhiên, thuốc chữa đau răng Alaxan chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, có tiền sử bị co thắt phế quản, suy giảm chức năng gan/thận, viêm loét dạ dày, suy tim.

đau răng nên uống thuốc gì

3.3 Thuốc chấm đau răng Dentanalgi

Dentanalgi là thuốc dùng ngoài với các thành phần chính gồm: Menthol, camphor, procain hydroclorid, tinh dầu đinh hương, tạo giác, sao đen và thông bạch.

Dentanalgi là thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị các tình trạng đau răng, nha chu và viêm nướu răng. Dentanalgi được bào chế dạng cồn thuốc, màu nâu đậm, có mùi thơm đặc trưng.

Cách dùng thuốc là tẩm thuốc vào bông và đặt vị trí đau 3 lần/ngày hoặc nhỏ khoảng 1 ml (30 giọt) vào 60ml nước đun sôi để nguội, sau đó ngậm và súc miệng 3 lần/ ngày.

thuốc bôi đau răng

3.4 Thuốc trị đau răng Dorogyne

Thuốc Dorogyne được sản xuất bởi công ty CP XNK Y tế Domesco.

Thuốc có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm vùng răng miệng, giúp giảm đau răng hiệu quả. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

thuốc giảm đau răng cấp tốc

3.5 Thuốc trị đau răng Rodogyl

Thuốc Rodogyl là loại thuốc kháng sinh kê đơn để điều trị cho các trường hợp bị viêm nha chu, viêm nướu hoặc nhiễm khuẩn răng miệng. Đây là thuốc kê đơn nên chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định

Thành phần chính của thuốc Rodogyl là Spiramycin và metronidazol, với khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, cải thiện tình trạng sưng viêm giúp các cơn đau răng được cải thiện một cách rõ rệt.

thuốc chữa đau răng

3.6 Thuốc trị đau răng Naphacogyl

Đây là thuốc kháng sinh thường được các Nha sĩ kê đơn trong các trường hợp điều trị nhiễm trùng răng miệng.

Thuốc Naphacogyl bào chế dưới dạng viên nén màu hồng có tác dụng điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn vùng răng miệng, áp xe răng cũng như ngăn ngừa viêm nhiễm hậu phẫu. Chúng sẽ làm giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm từ đó làm giảm cơn đau răng.

Thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và người dị ứng với các thành phần metronidazol, imidazol hoặc spiramycin.

thuốc giảm đau răng nhanh nhất

3.7 Thuốc bôi giảm đau răng Dentinox

Dentinox Gel là thuốc trị đau răng dạng bôi ,thường được dùng cho trẻ em với tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm đau khi trẻ đang trong quá trình mọc răng

Thuốc bôi có các thành phần kháng viêm, giảm đau nên có tác dụng chống sưng, trên các vùng lợi bị nứt ngăn không cho vi khuẩn phát triển; giảm đau nhức, làm tê vết thương và giúp giảm đau lợi khi lợi bị nứt do mọc răng.

Nên bôi trực tiếp gel Dentinox lên vùng lợi cho bé 2-3 lần/ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

thuốc trị đau răng

3.8 Thuốc giảm đau răng Acetaminophen

Acetaminophen là thành phần có công dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng cho các trường hợp đau răng không kèm theo tình trạng sưng, viêm hoặc đau răng ở trẻ em. Thuốc gần như không có tác dụng phụ khi sử dụng đúng liều lượng nên bạn có thể an tâm sử dụng khi bị đau nhức răng.

đau răng uống thuốc gì

3.9 Thuốc giảm đau răng từ thảo dược Nam Hoàng

Thuốc chữa đau răng gia truyền Nam Hoàng với các loại thảo dược quý như binh lang, bạch chỉ và tế tân.

Thuốc trị đau răng Nam Hoàng có tác dụng giúp loại bỏ các cơn đau nhức răng nhanh chóng, loại bỏ tình trạng chảy máu ở chân răng. Thuốc khá an toàn, hầu như không có tác dụng phụ nên sử dụng được đối với cả phụ nữ đang mang thai và trẻ em từ 3 tuổi.

thuốc giảm đau răng

4. Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng tại nhà

  • Nhóm thuốc NSAIDs hay thuốc chứa aspirin nếu sử dụng quá liều lượng thì sẽ có nguy cơ làm tổn hại hệ tiêu hóa làm tăng nguy cơ xuất huyết và viêm loét dạ dày.
  • Dùng sai cách hoặc quá liều thuốc giảm đau chứa paracetamol dễ làm tổn hại đến thận, gan, khiến người bệnh dễ phải đối mặt với nguy cơ bị suy thận, suy gan hoặc thường xuyên có cảm giác buồn nôn.
  • Những người có tiền sử dị ứng, thai phụ, người già, phụ nữ đang cho con bú, người bị bệnh tự miễn,... nếu không tìm hiểu kỹ mà tự ý dùng thuốc có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.

Có nhiều trường hợp đau răng do mọc răng khôn, khi sử dụng thuốc trị đau răng chi có tác dụng nhất thời, nếu không loại bỏ răng khôn thì cơn đau vẫn sẽ tiếp diễn khi hết thuốc.

thuốc đau răng

5. Mua thuốc giảm đau răng online tại Medigo

Đau răng là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên, bạn cần biết rõ nguyên nhân để điều trị dứt điểm cơn đau. Nếu bạn chưa biết đau răng nên uống thuốc gì thì hãy đặt thuốc online qua ứng dụng Medigo, các Dược sĩ tại nhà thuốc sẽ tư vấn về tình trạng của bạn và giao thuốc tận nhà 24/7 giúp bạn đẩy lùi cơn đau răng nhanh chóng, hiệu quả.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software