lcp

Thuốc trị ho khan ngứa cổ họng cho từng nguyên nhân cụ thể

Ngày cập nhật 08/03/2024

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Ho khan là tình trạng ho không có đờm, cho dù người bệnh có ho dữ dội. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ho khan là do ngứa cổ họng. Ho khan, ngứa họng có thể biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài hơn và chuyển sang giai đoạn mạn tính. Để điều trị cơn ho, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra cơn ho của mình để có phương pháp điều trị thích hợp. Sau đây, Medigoapp sẽ giúp bạn tìm hiểu các thuốc và các phương pháp điều trị ho khan ngứa cổ họng cho từng nguyên nhân cụ thể

1. Những nguyên nhân gây ra triệu chứng ho khan, ngứa họng

Ho khan có thể do một số tình trạng bệnh lý gây ra, cả về hô hấp và không liên quan đến hô hấp. Nguyên nhân gây ra ho khan, ngứa họng rất đa dạng nên điều quan trọng là bạn phải tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị và uống thuốc gì cho thích hợp

thuốc trị ho khan ngứa cổ

Nguyên nhân gây ra ho khan ngứa họng 

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng ho khan ngứa họng:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Hen suyễn
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Nhiễm virus và vi khuẩn ví dụ như cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm coronavirus (Covid 19)
  • Dị ứng thực phẩm, thuốc hoặc chất kích thích môi trường
  • Mất nước: Đây cũng là một nguyên nhân gây khô, ngứa cổ họng, dẫn đến ho khan
  • Hút thuốc lá lâu ngày

Một số nguyên nhân gây ho khan hiếm gặp và gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn:

  • Viêm phổi
  • Bệnh ho gà
  • Ung thư phổi
  • Suy tim
  • Đang dùng các thuốc có tác dụng không mong muốn là ho: Thuốc ức chế men chuyển

2. Làm gì khi bị ho khan ngứa họng

thuốc trị ho khan ngứa cổ

Làm gì khi bị ho khan ngứa cổ họng

Trong một số trường hợp, ho khan nặng hơn vào ban đêm và có thể do vô số tình trạng bệnh lý gây ra, cả về hô hấp và không liên quan đến hô hấp, từ dị ứng đến hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Cách điều trị ho khan ngứa cổ họng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên có một số phương pháp điều trị chung để giảm tình trạng ho khan ngứa họng đó là một số biện pháp hỗ trợ giảm ho và sử dụng thuốc thích hợp chẳng hạn như thuốc trị ho hoặc viên ngậm

Nếu tình trạng ho khan ngứa cổ họng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn và bắt đầu tiết ra máu hoặc chất nhầy màu xanh, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ ngay lập tức. 

Ho ra máu có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, ho ra chất nhầy/đờm xanh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đồng thời, hãy liên hệ ngay cho NVYT nếu bạn cảm thấy thở khò khè, khó nuốt, khó thở hoặc cảm thấy như có vật gì đó mắc vào hoặc nghẹn lại cổ họng.

3. Các biện pháp hỗ trợ giảm ho khan, ngứa họng không dùng thuốc

  • Ngậm mật ong
  • Súc họng bằng nước muối
  • Thuốc xịt mũi
  • Kẹo ngậm và siro ho
  • Trà nóng thêm chanh và mật ong
  • Sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc chống dị ứng không kê đơn có thể làm giảm ho khan ngứa họng do dị ứng.
  • Kê thêm một hoặc hai chiếc gối hoặc nâng cao đầu giường đôi khi có thể làm giảm cơn ho khan do chảy nước mũi hoặc do trào ngược axit dạ dày.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia và giữ vệ sinh đường hô hấp cũng là những biện pháp giúp phòng ngừa và làm giảm triệu chứng ho khan ngứa cổ

4. Một số loại thuốc trị ngứa họng, ho khan

Thuốc điều trị ngứa họng ho khan khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ: Nếu cơn ho khan của bạn là do bị hen suyễn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid dạng hít cho bạn để kiểm soát các triệu chứng. Nếu nguyên nhân là do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra, bạn sẽ cần dùng thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton (PPI)...

Tuy nhiên, sau đây là một số thuốc thường dùng để điều trị ho khan ngứa cổ hiệu quả

4.1 Siro ho Atussin Cough Syrup

ngứa họng ho khan uống thuốc gì

Siro ho Atussin Cough Syrup

Công dụng:

  • Điều trị hiệu quả các tình trạng ho khan ngứa cổ, ho có đờm
  • Làm giảm các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cấp, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng: Thuốc được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Chống chỉ định: Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị viêm loét dạ dày, đái tháo đường, người bị hen suyễn Glocom góc hẹp, cường giáp hoặc cao huyết áp, mắc các bệnh lý về tim mạch.

4.2 Siro ho Prospan

ho ngứa họng uống thuốc gì

Siro ho Prospan

Công dụng:

  • Thuốc có khả năng chống viêm, loại bỏ các tác nhân gây ho, giảm tình trạng khó chịu hoặc đau rát ở cổ họng
  • Thuốc sử dụng để điều trị ho khan ngứa cổ, ho có đờm
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng.

Đối tượng sử dụng: Hầu hết mọi đối tượng đều có thể dùng thuốc, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi.

Chống chỉ định: Cho người quá mẫn với thành phần nào của thuốc, bệnh nhân bị đái tháo đường. Phụ nữ đang  mang thai hoặc cho con bú cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

4.3 Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà

ho ngứa họng uống thuốc gì

Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà

Công dụng:

  • Bổ phổi tiêu đờm, sát trùng cổ họng.
  • Điều trị các cơn ho do thay đổi thời tiết, ho gió, ho khan, ho cảm.
  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp như khản tiếng, viêm họng, ngứa rát cổ họng, viêm phế quản…

Đối tượng sử dụng: Sản phẩm sử dụng được cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Sản phẩm không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

4.4 Thuốc ho Methorphan

ho ngứa cổ uống thuốc gì

Thuốc ho Methorphan

 Công dụng:

  • Điều trị ho có đờm do các bệnh viêm phế quản, viêm phổi…
  • Điều trị  ho khan, ho do cảm lạnh, ho do dị ứng, cúm.

Chống chỉ định:

  • Người có tình trạng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh đang điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm IMAO
  • Trẻ em dưới 4 tuổi.

2.5 Thuốc ho Dexipharm 

ho ngứa cổ uống thuốc gì

Thuốc ho Dexipharm 

Chỉ định:

  • Điều trị các triệu chứng ho khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích.
  • Ho khan, ho mạn tính

Chống chỉ định:

  • Người bệnh quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần thuốc.
  • Người bệnh đang điều trị các thuốc chống trầm cảm IMAO.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Bệnh nhân hen suyễn,  suy hô hấp

4. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị ho khan là gì?

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, có một số tác dụng phụ tiềm ẩn khi dùng thuốc trị ho khan. Một số tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc điều trị ho khan ngứa cổ họng bao gồm:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Khó tiểu
  • Bồn chồn hoặc khó chịu
  • Thở chậm lại
  • Run rẩy hoặc bước đi không vững
  • Hụt hơi

5. Những câu hỏi thường gặp về ho khan

5.1 Ho khan ngứa cổ là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân gây ho khan? Ho khan có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ho khan như dị ứng, trào ngược dạ dày hay các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi, ung thư phổi. Tuy nhiên, thông thường ho khan ngứa họng là triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm. Nếu cơn ho của bạn kéo dài một vài tuần hoặc trở nên trầm trọng hơn bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

5.2 Ho khan ngứa cổ họng kéo dài bao lâu?

Hầu hết các trường hợp ho khan đều tự khỏi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần - đây được gọi là ho khan cấp tính. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho dai dẳng hơn 8 tuần thì đó được coi là ho khan mãn tính. 

5.3 Làm thế nào để ngừng ho khan?

Cách bạn chữa ho khan tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan. Bạn có thể điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc không kê đơn (OTC) như thuốc giảm ho hoặc siro thảo dược trị ho. Bạn cũng có thể dùng các biện pháp điều trị không dùng thuốc như uống trà gừng, uống mật ong và dùng viên ngậm trị ho. 

5.4 Làm thế nào để ngừng ho khan vào ban đêm?

Để ngăn cơn ho khan vào ban đêm, hãy đảm bảo đủ ấm và không để cơ thể bạn nhiễm lạnh, ngoài ra bạn cần uống một thìa cà phê mật ong hoặc uống trà chanh mật ong nóng trước khi đi ngủ. 

Nếu bạn bị ho do tình trạng viêm mũi dị ứng hoặc nếu ho khan do trào ngược dạ dày (GERD) thì việc kê thêm một chiếc gối lên đầu có thể giúp ích làm giảm cơn ho của bạn

5.5 Phương pháp trị ho khan ngứa cổ họng nào tốt nhất cho trẻ?

Nếu trẻ em dưới 12 tuổi có thể không dùng được một số loại thuốc điều trị ho khan. Vậy nên một phương pháp chữa ho khan phổ biến cho trẻ em đó là mật ong vì nó có đặc tính chống viêm, đồng thời làm dịu cổ họng. Trong một số trường hợp, mật ong cũng có thể giúp phát triển hệ thống miễn dịch chống lại các chất gây dị ứng. Không giống như viên ngậm ho, mật ong cũng không gây nguy cơ ngạt thở cho trẻ.

5.6 Phương pháp trị ho khan ngứa cổ họng nào tốt nhất cho phụ nữ có thai?

Một số biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng ho khan ở phụ nữ mang thai bao gồm uống đồ uống ấm, sử dụng máy tạo độ ẩm và ngậm tinh dầu bạc hà hoặc uống mật ong. Xoa ngực bằng tinh dầu bạc hà cũng có thể hữu ích và an toàn khi sử dụng khi đang mang thai.

Medigo app vừa chia sẻ thuốc và các phương pháp điều trị ho khan ngứa cổ họng cho từng nguyên nhân cụ thể. Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về ho khan, nguyên nhân và phương pháp điều trị để gia đình bạn có một sức khỏe tốt hơn.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software