lcp

Troxerutin


Troxerutin là một flavonol, một loại flavonoid, có nguồn gốc từ rutin. Nó chính xác hơn là một hydroxyethylrutoside. Nó có thể được phân lập từ cây Sophora japonica, cây chùa Nhật Bản. Nó được sử dụng như một thuốc vận mạch.

Dược lực học

Thuốc troxerutin bảo vệ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu, làm tăng trương lực tĩnh mạch, sức đề kháng của mạch máu và giảm tính thấm của chúng. Hoạt động này đi kèm với các đặc tính ức chế cục bộ đối với một số chất trung gian (histamine, bradykinin, serotonin), các enzyme lysosome và các gốc tự do gây viêm cũng như thoái hóa sợi collagen.

Troxerutin làm giảm tính thấm của mao mạch. Sự giảm tính thẩm thấu của các mao mạch dẫn đến:

  • Giảm phù nề cục bộ.
  • Ảnh hưởng đến sự kết hợp của các tiểu cầu và các tế bào hồng cầu.

Dược động học

Hấp thu

Troxerutin hấp thu nhanh, nồng độ tối đa đạt được trong vòng 2 đến 3 giờ sau khi uống 2000 mg.

Phân bố

Phân bố rộng rãi ở các cơ quan khác nhau.

Chuyển hóa

Troxerutin hiện diện trong máu ở dạng liên hợp glucuronid và tự do cũng như ở dạng trihydroxyethylquercetin.

Thải trừ

Chủ yếu là thải trừ phân (65%).

Công dụng Troxerutin

Điều trị rối loạn lưu thông tĩnh mạch như suy tĩnh mạch bạch huyết. Cơn trĩ cấp tính.

Chống chỉ định Troxerutin

Chống chỉ định ở những bệnh nhân quá mẫn với Troxerutin hoặc với bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.

Đối với chế phẩm phối hợp có heptaminol (viên nang uống):

  • Chống chỉ định ở những bệnh nhân cường giáp.
  • Chống chỉ định phối hợp với MAOI do nguy cơ tăng huyết áp.

Liều dùng và cách dùng Troxerutin

Người lớn

Troxerutin điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh suy tĩnh mạch:

  • Viên nang dùng đường uống: Liều thường dùng là 2 viên mỗi ngày, một viên vào buổi sáng và một viên vào buổi tối.
  • Bột pha với dung dịch uống: Liều thường dùng là 1 gói pha với 1 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống khi đang trong bữa ăn.
  • Lọ dung dịch pha sẵn: Liều thường dùng là 1 lọ (7mL) kèm với 1 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống khi đang trong bữa ăn.
  • Gel dùng ngoài: Thoa một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương 2-4 lần mỗi ngày và xoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu.

Điều trị các triệu chứng liên quan đến cơn trĩ cấp tính:

  • Viên nang dùng đường uống: Liều thường dùng từ 3 đến 4 viên một ngày, điều trị tấn công trong 7 ngày, nên uống khi đang trong bữa ăn.
  • Bột pha với dung dịch uống, lọ dung dịch pha sẵn: Khuyến cáo chỉ nên được điều trị với thời gian ngắn. Nếu các triệu chứng không được đáp ứng nhanh chóng với thuốc, cần tiến hành kiểm tra và xem xét lại việc điều trị.

Trẻ em

Hiệu quả và độ an toàn ở trẻ em và thanh thiếu niên vẫn chưa được nghiên cứu.

Không nên chỉ định troxerutin cho bệnh nhi.

Tác dụng không mong muốn

Rất hiếm gặp

  • Đau bụng trên, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu.
  • Phản ứng phản vệ bao gồm phù mạch, nổi mày đay, ngứa, phát ban, viêm da dị ứng (viêm da eczema).
  • Buồn nôn tự phát khi dùng sản phẩm trong bữa ăn.

Không xác định tần suất

Tăng huyết áp.

Lưu ý khi dùng Troxerutin

Nên theo dõi chặt chẽ huyết áp khi bắt đầu điều trị ở những đối tượng bị tăng huyết áp nặng nếu trong chế phẩm có sự hiện diện của heptaminol.

Ở những bệnh nhân có khuynh hướng chảy máu (vùng xuất huyết) và đang điều trị đồng thời với thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng troxerutin.

Đối với các chế phẩm có chứa bạch quả, có thể làm tăng khuynh hướng chảy máu. Để phòng ngừa xuất huyết, nên ngừng thuốc này từ 3 đến 4 ngày trước khi phẫu thuật.

Ở những bệnh nhân bị động kinh, không thể loại trừ sự xuất hiện của các cơn co giật bổ sung do uống các chế phẩm có chứa bạch quả.

Đối với việc điều trị suy tĩnh mạch, thuốc troxerutin rất hiệu quả khi kết hợp với lối sống lành mạnh:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao, đứng lâu, tăng cân.
  • Đi bộ trong thời gian dài và đeo tất ép phù hợp thúc đẩy tuần hoàn tĩnh mạch.

Lưu ý khi sử dụng thuốc troxerutin dạng gel dùng ngoài:

  • Chỉ sử dụng ngoài da.
  • Chỉ sử dụng theo liều lượng được khuyến cáo.
  • Không sử dụng thuốc trực tiếp trên niêm mạc, vùng da bị tổn thương hoặc loét.
  • Khi sử dụng sản phẩm này, phải tránh tiếp xúc với mắt. Nếu xảy ra tiếp xúc, rửa mắt kỹ bằng nước.
  • Ngừng sử dụng và hỏi bác sĩ nếu phát ban hoặc kích ứng trên da xảy ra hoặc do sử dụng kéo dài.

Đối với chế phẩm chứa mannitol (bột rắn): có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và tác dụng nhuận tràng nhẹ (ví dụ: tiêu chảy).

Thai kỳ

Phụ nữ có thai

Không có đủ dữ liệu về việc sử dụng troxerutin ở phụ nữ mang thai.

Dựa trên các đặc tính hoạt động của heptaminol, không nên sử dụng chế phẩm trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ cho con bú

Hiện không có dữ liệu về việc thuốc troxerutin có qua sữa mẹ hay không, không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Quên liều và xử trí

Nếu quên một liều hãy dùng ngay liều bổ sung nếu nhớ ra.

Nếu ở gần thời điểm dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên trước đó và tiếp tục như điều trị bình thường.

Chú ý không dùng vượt quá liều troxerutin điều trị.

Quá liều và xử trí

Quá liều troxerutin và độc tính

Thường xảy ra do vô tình hoặc tự nguyện uống quá nhiều.

Cách xử lý khi quá liều

Nên theo dõi huyết áp và nhịp tim kết hợp chăm sóc y tế có trình độ chuyên môn.

Tương tác với các thuốc khác

Nếu troxerutin được dùng đồng thời với thuốc chống đông máu (phenprocoumon, warfarin) hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu (clopidogrel, axit acetylsalicylic và các thuốc chống viêm không steroid khác) thì tác dụng của chúng có thể bị ảnh hưởng.

Các biện pháp phòng ngừa nên được thực hiện trong trường hợp kết hợp chế phẩm chứa bạch quả và dabigatran do bạch quả có thể ức chế P-glycoprotein trong ruột. Điều này có thể làm tăng sự tiếp xúc của các loại thuốc nhạy cảm với P-glycoprotein trong ruột như Dabigatran etexilate.

Nồng độ của Nifedipine có thể tăng lên cùng với bạch quả. Ở một số cá nhân, mức tăng có thể lên đến 100%, khi quan sát thấy có chóng mặt và tăng cường độ các cơn bốc hỏa ở bệnh nhân.

Không khuyến cáo sử dụng đồng thời các chế phẩm chứa bạch quả với efavirenz, nồng độ efavirenz trong huyết tương có thể giảm do cảm ứng cytochrome CYP3A4.

Nhóm thuốc ức chế MAO gây nguy cơ tăng huyết áp liên quan đến sự hiện diện của heptaminol.

Nguồn tham khảo

  • https://nhathuoclongchau.com/thanh-phan/troxerutin
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Troxerutin
Dược sĩ

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng với chuyên môn sâu về cung cấp thông tin thuốc qua các bài viết chuyên môn, cập nhật các thông tin dược phẩm, các loại thuốc đang lưu hành, đảm bảo cung ứng thuốc đúng chất lượng, đúng giá.

Sản phẩm có thành phần Troxerutin

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Troxerutin

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn