lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc bổ sung canxi Calci D hộp 100 viên

Thuốc bổ sung canxi Calci D hộp 100 viên

Danh mục:Calci, kali
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Calcium gluconate, Vitamin d3
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Imexpharm
Số đăng ký:V376-H12-05
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Calci D

Calci gluconat monohydrat 500mg, Vitamin D3 (Cholecalciferol) 200UI.
Tá dược: Cellulose vi tinh thể 101, Croscarmellose natri, Povidon K30, Magnesi stearat, Hydroxypropyl methylcellulose 606, Talc, Titan dioxyd, Green S, Ethanol 96%, Nước tinh khiết.
Ethanol 96% và Nước tinh khiết sẽ mất đi trong quá trình sản xuất.

2. Công dụng của Calci D

Các trường hợp có nhu cầu calci tăng như: trẻ em đang lớn, người cao tuổi.
Trong các trường hợp thiếu calci như: chứng còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn tuổi, chế độ ăn thiếu calci, người không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài.

3. Liều lượng và cách dùng của Calci D

Người lớn: uống 1viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em: uống 1 viên mỗi 24 giờ.

4. Chống chỉ định khi dùng Calci D

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tăng calci máu, calci niệu hoặc nhiễm độc vitamin D.
Rung thất trong hồi sức tim, bệnh tim, bệnh thận.
U ác tính phá hủy xương; loãng xương do bất động.
Người bệnh đang dùng digitalis.

5. Thận trọng khi dùng Calci D

Dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu.
Tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, do đó cần thường xuyên kiểm tra calci huyết; tránh nhiễm toan chuyển hóa.
Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp, suy chức năng thận; bệnh tim; sỏi thận; xơ vữa động mạch.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:
- Calci gluconat: không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ.
- Nếu sử dụng vitamin D với liều lớn hơn liều bổ sung hàng ngày đã được khuyến cáo (RDA) cho người mang thai bình thường (400UI) có thể xảy ra nguy cơ cho thai nhi, vì vậy không nên sử dụng vitamin D với liều lớn hơn RDA cho người mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú:
- Calci gluconat: không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
- Vitamin D tiết vào sữa, vì vậy không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn liều RDA cho người cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

8. Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: chóng mặt, mệt, đau đầu, giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn, đỏ da, nổi ban.
Ít gặp: vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: huyết khối.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Cholecalciferol: nên tránh điều trị quá tích cực giảm calci huyết vì có khả năng chuyển thành tăng calci huyết gây nguy hiểm hơn. Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 - 10mg/dl (4,5 - 5mEq/l). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11mg/dl. Trong khi điều trị bằng vitamin D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ urê máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ.
- Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận.
- Nên cho uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm và những chất khoáng thiết yếu khác.
Thuốc làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycozid tim, gây loạn nhịp.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.
Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
Thuốc lợi niệu thiazid làm tăng nồng độ calci huyết.
Không sử dụng đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital hoặc phenytoin.
Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D.

10. Dược lý

Dược lực học
Calci là một trong những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì chức năng bình thường của xương, hệ tim mạch, hệ thần kinh, cơ và tính thẩm thấu của màng tế bào. Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci. Giảm calci huyết gây ra các chứng: co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dạng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Việc bổ sung calci được sử dụng như một phần của việc phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người ăn uống thiếu calci.
Vitamin D là vitamin tan trong dầu, có chức năng duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng cách tăng hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn, ở ruột non và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến hạ calci máu, hạ phosphat máu, khoáng hóa không đủ hoặc khử khoáng của xương, đau xương, gãy xương; ở trẻ em, có thể dẫn đến biến dạng xương đặc biệt là biến dạng xương dài.

Dược động học
Khoảng 1/3 lượng calci uống sẽ được hấp thu qua ruột và mức độ hấp thu có thể thay đổi do chế độ ăn hoặc do tình trạng của ruột non. Khả năng hấp thu calci tăng khi nhu cầu cơ thể tăng như: thiếu hụt calci, trẻ đang lớn, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú... Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, tiêu chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân. Calci được thải qua nước tiểu, một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Vitamin D hấp thu tốt qua đường tiêu hóa khi trong chế độ ăn có một ít chất béo và kém hấp thu khi khẩu phần ăn không có chất béo. Khoảng 80% vitamin D tập trung trong vi thể dưỡng chấp, và được hấp thu theo hệ bạch huyết. Vitamin D được chuyển hóa ở gan và thận tạo thành các dẫn chất liên kết với protein và luân chuyển trong máu. Vitamin D và các chất chuyển hóa của nó được bài xuất chủ yếu qua mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu. Một vài loại vitamin D có thể được tiết vào sữa.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Calci gluconat:
- Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5mg/100ml) được coi là tăng calci huyết, cần phải ngừng sử dụng bất cứ thuốc gì có khả năng gây tăng calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.
- Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9mmol/lít (12mg/100ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
- Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Cho lợi tiểu cưỡng bức bằng furosemid hoặc acid ethacrynic để tăng thải trừ nhanh calci và natri khi đã dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
- Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
- Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta - adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.
Vitamin D:
- Triệu chứng: quá liều vitamin D dẫn đến cường vitamin D và nhiễm độc calci huyết với các triệu chứng sau:
- Thường gặp: yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
- Ít gặp: giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu), sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
- Hiếm gặp: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, tăng calci niệu, phosphat niệu, albumin niệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh, loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ.

Xử trí: ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần ăn có ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Nếu cần, có thể dùng corticosteroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như furosemid và acid ethacrynic) để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Nếu ngộ độc vitamin D cấp, vừa mới uống thì có thể ngăn ngừa hấp thu vitamin D bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã qua dạ dày, điều trị bằng dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ vitamin D qua phân.

12. Bảo quản

Dưới 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.

Xem đầy đủ
THÊM VÀO GIỎ
MUA NGAY