lcp

Tổng quan về 9 nhóm thuốc kháng sinh quan trọng

Ngày cập nhật 08/03/2024

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

9 nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng nhiều nhất để điều trị các bệnh khác nhau, các thuốc kháng sinh này bạn nên biết để có thể sử dụng khi cần thiết.

1. Khái niệm thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn ở người và động vật. Kháng sinh thể hiện tác dụng kháng khuẩn của mình bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm cho vi khuẩn khó phát triển và nhân lên.

Thuốc kháng sinh có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau như:

  • Dùng đường uống: Kháng sinh có thể bào chế dưới dạng viên cứng, viên nang mềm hoặc dung dịch/hỗn dịch…
  • Bôi lên da, niêm mạc: Thuốc kháng sinh ở dạng kem, xịt hoặc thuốc mỡ để bạn bôi lên vùng da đang bị nhiễm khuẩn. Nó cũng có thể là thuốc mỡ mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc nhỏ tai.
  • Dùng đường tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch: Thường sử dụng kháng sinh qua đường tiêm khi bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

2. 9 nhóm thuốc kháng sinh quan trọng và tác dụng của chúng

Nhóm kháng sinh là một nhóm các loại thuốc kháng sinh khác nhau có đặc tính hóa học và dược lý tương tự nhau. Cấu trúc hóa học của chúng có thể tương tự nhau và các loại thuốc cùng loại có thể có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn như nhau.

Tuy nhiên, điều quan trọng là không sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng trừ khi bác sĩ kê đơn cụ thể, ngay cả khi nó cùng loại với một kháng sinh mà bạn đã được kê đơn trước đó. Ngoài ra, để chữa khỏi bệnh nhiễm trùng một cách hiệu quả các bác sĩ cần phối hợp các kháng sinh khác nhau để tối ưu hiệu quả điều trị, vì vậy đừng sử dụng thuốc kháng sinh còn sót lại hay thuốc kháng sinh của người khác cho dù triệu chứng của bạn có tương tự đi chăng nữa.

9 nhóm thuốc kháng sinh gồm các loại sau: 

  • Penicillin
  • Cephalosporin
  • Tetracyclin
  • Quinolon
  • Macrolid
  • Aminoglycosid (Aminosid)
  • Sulfonamid
  • Lincosamid
  • Thuốc kháng sinh Glycopeptid

Cụ thể thông tin từng loại xem thêm bên dưới:

2.1. Penicillin

các loại thuốc kháng sinh

Kháng sinh nhóm Penicillin là dẫn xuất của 6-APA

Penicillin là nhóm kháng sinh nhỏ thuộc họ kháng sinh Beta-lactam. Nhóm penicillin gồm 5 nhóm kháng sinh: aminopenicillin, penicillin tự nhiên, penicillin kháng penicillinase, penicillin kháng giả, chất ức chế beta-lactamase.

Tất cả các kháng sinh trong nhóm đều có chung cấu trúc hóa học là dẫn xuất của 6-aminopenicillanic (6APA). Đa số kháng sinh Penicillin là kháng sinh bán tổng hợp, chỉ duy nhất Penicillin G là kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất từ nấm Penicillium.

Các loại kháng sinh phổ biến thuộc nhóm penicillin bao gồm: Amoxicillin, amoxicillin và clavulanate, ampicillin, dicloxacillin, oxacillin, penicillin V kali…

Penicillinase là một enzym thủy phân penicillin, làm mất hoạt tính của kháng sinh này. Một số kháng sinh penicillin có khả năng kháng penicilinase (ví dụ như oxacillin hoặc dicloxacillin). Những loại khác (chẳng hạn như Amoxicillin hoặc  ampicillin) không có khả năng kháng lại enzym penicillinase nên hoạt tính kháng khuẩn của chúng cao hơn khi kết hợp với chất ức chế beta-lactamase như sulbactam, tazobactam hoặc clavulanate.

2.2. Cephalosporin

Cephalosporin cũng là kháng sinh thuộc họ kháng sinh beta-lactam, có cấu trúc hóa học là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic. Các Cephalosporin được tạo ra từ phương pháp bán tổng hợp, chia thành 5 thế hệ cephalosporin. Đi từ thế hệ 1 đến thế hệ 5, phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram âm tăng dần, phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram dương giảm dần.

  • Cephalosporin thế hệ 1: Các thuốc Cefazolin, Cefadroxil, Cephalothin, Cephalexin
  • Cephalosporin thế hệ 2 bao gồm: Các thuốc Cefoxitin, Cefuroxim, Cefotetan, Cefaclor, Cefprozil, Ceforanid,...
  • Cephalosporin thế hệ 3 bao gồm: Các thuốc Cefotaxim,  Cefditoren, Ceftizoxim, Ceftriaxon, Cefpodoxim, Ceftibuten, Cefdinir, Cefoperazon, Ceftazidim,...
  • Cephalosporin thế hệ 4 bao gồm:  Các thuốc cefepim và Cefpirome
  • Cephalosporin thế hệ 5 bao gồm: Thuốc Ceftaroline

Cephalosporin là kháng sinh diệt khuẩn (vi khuẩn sẽ chết) có cơ chế diệt khuẩn tương tự như các penicillin. Cephalosporin điều trị nhiều loại nhiễm trùng, bao gồm viêm họng do liên cầu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng phổi và viêm màng não. 

2.3. Tetracyclin

Tetracycline là nhóm kháng sinh phổ rộng chống lại nhiều loại vi khuẩn, chúng có tác dụng kìm khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Tetracyclin có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh: Gram âm và Gram dương, hiếu khí và kỵ khí.

Kháng sinh nhóm Tetracyclin điều trị các tình trạng bệnh lý như mụn trứng cá, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Nhóm kháng sinh Tetracycline bao gồm một số loại thuốc như:

  • Doxycycline
  • Eravacycline (chỉ tiêm tĩnh mạch)
  • Omadacycline (aminomethylcycline)
  • Minocycline
  • Tetracyclin

Không phối hợp Tetracyclin và penicilin trong điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn và có thể cả bệnh tinh hồng nhiệt do tetracyclin làm giảm hoạt lực của penicilin 

9 nhóm thuốc kháng sinh

Tetracyclin điều trị các tình trạng bệnh lý như mụn trứng cá, nhiễm trùng mắt…

2.4. Quinolon

Kháng sinh nhóm quinolon được tổng hợp hoàn toàn bằng phương pháp hóa học, không có nguồn gốc tự nhiên. Quinolon là nhóm kháng sinh diệt khuẩn tác dụng theo cơ chế ức chế ADN gyrase (enzym giúp sao chép và phiên mã của vi khuẩn) làm ngăn cản được sự tổng hợp ADN, ngoài ra chúng còn ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.

  • Kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 1: Acid nalidixic: Có phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram âm, không có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh
  • Kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 2: Norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, ciprofloxacin…: Phổ tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương
  • Kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 3: Levofloxacin, moxifloxacin…: Mở rộng phổ trên Gram dương hơn thế hệ 2, đặc biệt là các loại vi khuẩn đường hô hấp

Với đặc điểm phổ tác dụng như trên, kháng sinh nhóm quinolon được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt (Quinolon thế hệ 1 và 2)
  • Bệnh lậu (Quinolon thế hệ 2)
  • Nhuyễn hạ cam (ciprofloxacin);
  • Viêm nhiễm vùng chậu hông, Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, Viêm phúc mạc…
  • Viêm đường hô hấp trên và dưới ,Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Viêm xoang 
  • Nhiễm khuẩn xương - khớp, mô mềm.

2.5. Macrolid

Macrolid là một nhóm thuốc kháng sinh có cấu trúc hóa học cơ bản đều có vòng Macrocyclolacton. Các thuốc nhóm Macrolid chỉ khác nhau về nhóm chức, số lượng nguyên tử cacbon ở vòng lacton.

Macrolid tác dụng theo cơ chế ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn. 

nhóm thuốc kháng sinh

Macrolid có cấu trúc hóa học cơ bản chứa vòng Macrocyclolacton

Tùy vào từng loại vi khuẩn khác nhau mà chúng thể hiện tác dụng kìm khuẩn (đa số) hoặc diệt khuẩn (ở nồng độ cao). Phổ tác dụng của kháng sinh nhóm Macrolid ở mức trung bình, chủ yếu tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương và một số loại vi khuẩn không điển hình. Nhóm kháng sinh này thường được chỉ định để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tai, da và mô mềm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Phân loại kháng sinh Macrolid theo cấu trúc của phân tử, chúng được chia thành 3 nhóm chính sau::

  • Cấu trúc có 14 nguyên tử cacbon: Bao gồm các kháng sinh Erythromycin, Clarithromycin, Dirithromycin, Oleandomycin, Roxithromycin.
  • Cấu trúc có 15 nguyên tử cacbon: Gồm có kháng sinh Azithromycin.
  • Cấu trúc có 16 nguyên tử cacbon: Bao gồm kháng sinh Spiramycin, Josamycin.

2.6. Aminoglycosid (Aminosid)

Kháng sinh nhóm Aminosid được chiết xuất từ nấm có tác dụng diệt khuẩn. Trong cấu trúc hóa học của nhóm kháng sinh này có đường và chức amin. Đây là nhóm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu tác dụng trên nhóm vi khuẩn hiếu khí Gram âm. 

nhóm thuốc kháng sinh

Trong cấu trúc hóa học của nhóm kháng sinh Aminosid có đường và chức amin

Những kháng sinh thuốc nhóm Aminosid bao gồm: Streptomycin, kanamycin, amikacin, gentamicin, neomycin… Nhóm thuốc kháng sinh Aminosid có độc tính chọn lọc đối với dây thần kinh số VII và thận (độc tính này thường hồi phục).

Một số chỉ định thường được dùng cho kháng sinh nhóm Aminosid như:

  • Sốc nhiễm khuẩn chưa rõ nguyên nhân
  • Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm ở một số bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao: Suy giảm miễn dịch kèm nhiễm khuẩn huyết; ghép tạng…
  • Nhiễm trùng đường niệu
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn đã được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ do Trực khuẩn mủ xanh, Acinetobacter hoặc liên cầu viridans, liên cầu nhóm B, các cầu khuẩn đường ruột…
  • Bệnh nhân viêm nội tâm mạc
  • Viêm màng não

2.7. Sulfonamid

Kháng sinh nhóm Sulfacetamid  thường có tác dụng kìm khuẩn, tuy nhiên ở nồng độ rất cao chúng có thể có tác dụng diệt khuẩn. Phổ tác dụng của nhóm kháng sinh sulfonamid rộng bao gồm các vi khuẩn Gram dương (Ví dụ như vi khuẩn Streptococcus, Pneumococcus) và vi khuẩn Gram âm (Gồm các vi khuẩn như Gonococcus, E. coli, Meningococcus, Shigella)... và một số vi khuẩn khác. Sulfonamid được chỉ định điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), nhiễm trùng tai (viêm tai giữa), viêm phổi (điều trị hoặc phòng ngừa)...

Tuy nhiên, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc sulfonamid ngày càng tăng, do đó làm giả ứng dụng của thuốc trong lâm sàng. Những vi khuẩn kháng với một sulfonamid thường có nguy cơ kháng chéo với tất cả các sulfonamid. 

Các thuốc thuộc nhóm sulfonamid bao gồm: sulfamethoxazole và Trimethoprim, Sulfasalazine, Sulfisoxazole.

2.8. Lincosamid

Nhóm kháng sinh Lincosamid bao gồm hai thuốc đó là Lincomycin và Clindamycin, trong đó:

  • Lincomycin là kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên
  • Clindamycin là kháng sinh có nguồn gốc hóa học (bán tổng hợp từ Lincomycin)

Phổ tác dụng của kháng sinh nhóm lincosamid có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương, vi  khuẩn kỵ khí. Thuốc có tác dụng trên tụ cầu vàng nhưng không có tác dụng trên tụ cầu vàng đã kháng methicilin. 

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của kháng sinh Lincosamid là gây ỉa chảy. Những tác dụng không mong muốn khác như viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính cũng có thể gặp phải nhưng hiếm và có thể hồi phục.

2.9. Glycopeptid

Glycopeptide là nhóm kháng sinh mạnh và vô cùng quan trọng trên thực hành lâm sàng. Các kháng sinh Glycopeptide có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Phổ tác dụng của Glycopeptide tập trung trên các vi khuẩn Gram dương, ngay cả các chủng đã đề kháng với Methicillin, trong đó đặc biệt nổi tiếng là MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin). 

Hiện tại, nhóm kháng sinh Glycopeptid bao gồm 5 thuốc còn được sử dụng trên lâm sàng, đó là: 

  • Hai kháng sinh có nguồn gốc từ tự nhiên: vancomycin và Teicoplanin
  • Ba kháng sinh bán tổng hợp: Telavancin, Dalbavancin và Oritavancin 

Medigo app vừa chia sẻ nội dung 9 nhóm thuốc kháng sinh quan trọng và tác dụng của chúng trong điều trị nhiễm khuẩn. Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về 9 nhóm thuốc kháng sinh và sử dụng nó như thế nào thì hiệu quả và an toàn để gia đình bạn có một sức khỏe tốt hơn.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software