lcp

Bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying) - Sát nhân tâm lý thời đại số

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Bắt nạt trực tuyến (hay Cyberbullying) trở thành một trong những đề tài nóng về sức khỏe tinh thần của người sử dụng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng.

Định nghĩa về Cyberbullying

Bắt nạt trực tuyến được định nghĩa là hành vi công kích, quấy rối người khác thông qua các phương tiện trực tuyến như mạng xã hội, nền tảng tin nhắn số, game trực tuyến hay thiết bị di động. Hành vi này được lặp lại nhiều lần với nội dung khiến nạn nhân sợ hãi, tức giận hay khiếp sợ, chẳng hạn như:

  • Đưa ra lời bịa đặt và đăng tải hình ảnh tiêu cực liên quan đến nạn nhân trên phương tiện truyền thông trực tuyến
  • Gửi thư/hình ảnh/phim ảnh nặc danh, đe dọa, xâm hại tinh thần đến nạn nhân
  • Giả dạng làm nạn nhân và trực tiếp gửi các tin nhắn công kích đến người khác qua tài khoản giả mạo

Bat-nat-truc-tuyen (1).jpg

Bắt nạt trực tuyến hay trực tuyến có thể diễn ra riêng lẻ hay cùng lúc đối với nạn nhân. Điểm khác biệt của việc bắt nạt trực tuyến phải kể đến bằng chứng điện tử có thể thu thập được nhằm chấm dứt tình trạng này với nạn nhân sớm nhất.

Bat-nat-truc-tuyen (3).jpg

Những tác hại và ảnh hưởng trực tiếp của cyberbullying đến nạn nhân

Khi những tin nhắn, lời đe dọa nhằm vào nạn nhân, họ dường như bị “tấn công” không chỉ ở phương diện cá nhân mà còn ở những mối quan hệ liên quan về nơi làm việc, trường học, người thân khi sự bạo lực có thể được đăng tải theo chế độ công khai. Sự công kích kéo dài và liên tục sẽ ảnh hưởng đến nhiều phương diện sức khoẻ như:

  • Tâm lý: Cảm giác thất vọng, xấu hổ, có thể cả sợ hãi và tức giận
  • Cảm xúc: Mất động lực hay tích cực đến những điều muốn
  • Thể chất: Mệt mỏi (do ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ), hoặc trải qua các triệu chứng như đau bao tử hay đau đầu

Cảm giác sợ bị chỉ trích và xâm phạm khiến nạn nhân khó chia sẻ vấn đề hiện gặp phải với người khác. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cyberbullying có thể khiến nạn nhân chọn đến tự sát để giải quyết vấn đề tinh thần của mình.

Đối với những đối tượng còn đang đến trường, nạn nhân có thể nghĩ đến việc thôi học hoặc có các hành vi lạm dụng rượu bia/thuốc/bạo lực làm trầm trọng hơn tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khi trở thành nạn nhân của cyberbullying, bạn nên làm gì?

Bat-nat-truc-tuyen (3).jpg

Hãy nhớ rằng, ai cũng có khả năng trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực trên mạng, nếu người quen hay bạn bè đang gặp tình trạng trên, hãy hỗ trợ họ hết sức có thể.

  • Hành vi bạo lực không phải lỗi do bạn: Một số người cho rằng cyberbullying có thể chỉ là tranh cãi từ hai người trong một mối quan hệ. Thực chất, hành vi lặp đi lặp lại sự công kích đến bạn đã được xem là cyberbullying và không ai xứng đáng bị đối xử tiêu cực như vậy
  • Hạn chế không phản hồi hay tỏ ra có liên quan đến hành vi bạo lực: Đôi khi mục đích của kẻ gây ra bạo lực mạng chỉ là gây được sự chú ý đến nạn nhân. Sự phản kháng hay tỏ ra có liên quan đến hành vi bạo lực có thể kéo bạn sang 1 chuỗi các sự kiện về sau, đồng thời làm sức khỏe tinh thần và thể chất càng rút cạn đi. Nếu có thể, trở nên không quan tâm và tìm cách báo cáo hành vi bạo lực sẽ giúp bạn vừa tránh xa tiêu cực và nhanh chóng chấm dứt chúng hơn.
  • Lưu/giữ lại tất cả những bằng chứng liên quan: Chụp lại, lưu trữ, ghi âm lại bằng chứng bạo lực và gửi chúng cho những người có thể giúp đỡ bạn. Với các nền tảng như Facebook/Instagram/Twitter, bạn có thể dễ dàng báo cáo chúng kèm chi tiết bằng chứng người có hành vi bạo lực đến bạn.
  • Bảo vệ tài khoản mạng xã hội cá nhân: Không chia sẻ mật khẩu tài khoản của bạn với bất kỳ ai, dù họ có thân thiết đến mức độ nào. Một số platform như Facebook cho phép bảo mật tài khoản hai lớp, hãy tận dụng để giúp bạn được bảo vệ bởi kẻ bắt nạt và hacker có ý đồ không tốt.

Thế nào để phòng ngừa hạn chế lộ thông tin cá nhân đến kẻ bắt nạt? Lời khuyên nào đến quý phụ huynh có con đang sử dụng mạng xã hội?

Nếu có thể, chế độ riêng tư sẽ là cách hiệu quả để hạn chế việc để lộ thông tin cá nhân từ tài khoản của bạn. Sau đây là 1 số lợi ích từ thao tác tài khoản riêng tư:

  • Bạn có thể quyết định xem ai là người có thể thấy profile, gửi tin nhắn trực tiếp và bình luận vào bài đăng tải của bản thân.
  • Có quyền báo cáo ngay bình luận, tin nhắn, hình ảnh, videos mang yếu tố công kích/tiêu cực đến bản thân bạn lẫn yêu cầu gỡ chúng khỏi bài đăng cá nhân.
  • Thay vì huỷ kết bạn, bạn có thể chặn hay block những đối tượng bắt nạt ra khỏi tài khoản cá nhân.
  • Bạn được quyền chọn ai có thể xem, bình luận bài viết của mình và ngược lại.

Với các bậc phụ huynh có con em đang sử dụng mạng xã hội và nhận thấy trẻ đang có dấu hiệu công kích từ cyberbullying, hãy cùng ngồi xuống cùng trẻ để trao đổi và đưa ra giải pháp giúp để nhận biết và tránh tiếp xúc với những kẻ bạo lực mạng.

Một số hành động phòng ngừa cyberbullying phụ huynh có thể phối hợp với con em mình:

  • Kiểm tra lịch sử tin nhắn, truy cập của tài khoản con em trong trường hợp có nghi ngờ
  • Đổi vị trí định vị và reset tài khoản cá nhân sang mục riêng tư
  • Có kết bạn/theo dõi với con bạn trên mạng xã hội hay một người thân để có thể nhận biết nếu cần
  • Nắm bắt các ứng dụng, tin nhắn, ngôn ngữ giới trẻ thường dụng trên mạng xã hội
  • Tham khảo về luật an ninh mạng, hành vi và thuần phong khi sử dụng mạng xã hội

Với vấn đề cyberbullying diễn ra ngày một phổ biến cùng nhiều hình thức tinh vi hơn, nhận biết và báo cáo/ngăn chặn kịp thời những kẻ bạo lực thường trực tấn công người khác là cách đẩy lùi khả quan nhất để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bản thân và người xung quanh nếu họ đang là nạn nhân.


Nguồn tài liệu: unicef.org

Dịch thuật: Bác sĩ Đặng Nghiêm

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm