lcp

Top 5 loại thuốc giảm đau họng an toàn và hiệu quả

Ngày cập nhật 08/03/2024

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Thuốc đau họng gồm thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn. Tùy tình trạng mà sử dụng thuốc đau họng nào. Cùng tìm hiểu các loại thuốc giảm đau họng hiệu quả.

1. Tìm hiểu về đau họng

Đau họng là cảm giác đau, ngứa rát tại vùng cổ họng, những cảm giác này thường tăng lên khi bệnh nhân nuốt. Đây được xem như là một phản ứng của hệ miễn dịch trước của tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc trong cổ họng bị sưng và viêm. Triệu chứng này sẽ làm cản trở hoạt động ăn uống của người bệnh và gây ra nhiều bất tiện khác. Một số trường hợp còn có hiện tượng sưng nóng ở cổ, hàm. Nếu bệnh tác động đến dây thanh âm thì có thể có dấu hiệu khàn tiếng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng thường đi kèm với đau họng như là: sốt, ho, sổ mũi, hắt xì, đau nhức cơ, nhức đầu, mắc ói…

các thuốc giảm đau họng

Các triệu chứng đau họng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau hoặc cảm giác ngứa ngáy trong cổ họng
  • Đau nặng hơn khi nuốt hoặc nói
  • Khó nuốt
  • Đau, sưng các tuyến ở cổ hoặc hàm 
  • Amidan sưng, đỏ
  • Các mảng trắng hoặc mủ trên amidan
  • Giọng nói khàn hoặc bị bóp nghẹt

Ngoài cảm giác đau họng người bệnh có thể có các dấu hiệu như: hắt hơi. chảy nước mũi, ho, sốt, ớn lạnh, khàn tiếng, khó nuốt, ăn không ngon miệng,…

2. Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau họng?

Nguyên nhân gây bệnh đau họng thường gặp:

  • Cảm lạnh hoặc cúm: đây là bệnh lý cực kỳ thường gặp, đặc biệt ở trẻ em. Nguyên nhân thường là do nhiễm các virus gây cảm lạnh từ ngoài không khí. Bệnh thường bắt đầu bằng cảm giác ngứa họng, chảy nước mũi, khó chịu trong người.
  • Viêm amidan: thường gặp ở trẻ em, amidan có vai trò như lớp bảo vệ đầu tiên chống lại các tác nhân xâm nhập đường hô hấp. Khi hoạt động quá sức, amidan sẽ phình to, gây đau họng.
  • Viêm thanh quản: thường có biểu hiện khàn tiếng và đau rát họng
  • Khô họng: Không khí khô trong môi trường trong nhà có thể khiến họng thô ráp và ngứa ngáy. Ngoài ra, khi bạn nghẹt mũi lâu ngày, phải thở qua đường miệng cũng sẽ làm cho họng thêm khô và đau. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng có thể bị kích ứng và đau. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau họng thường bị bỏ qua nhất.

Khi bị đau họng kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì việc dùng thuốc giảm đau họng là biện pháp hiệu quả, tối ưu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau vẫn có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ hoặc là người có chuyên môn.

3. Các thuốc giảm đau họng hiệu quả

3.1 Thuốc giảm đau họng không kê đơn

3.1.1 Paracetamol

Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen, là cái tên quen thuộc đối với nhiều người, dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Loại thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp giảm đau nhẹ đến vừa. Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương đối nhanh, nhìn chung khá an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng để tránh dùng quá liều, gây độc tính cho gan.

Liều dùng: với người trưởng thành và trẻ em > 16 tuổi: uống 1-2 viên cách mỗi 4 - 6 giờ khi có đau, sốt. Chỉ sử dụng 4000mg tương đương 8 viên/ ngày

thuốc giảm đau họng

Thuốc giảm đau paracetamol 500mg 

3.1.2 Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Nhóm thuốc giảm đau không steroid là loại thuốc có công dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt chống kết tập tiểu cầu. Thuốc có thêm tác dụng chống viêm nên được chỉ định sử dụng để điều trị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản… làm giảm các cơn đau họng. Điển hình cho nhóm thuốc NSAID này có thể kể đến một số loại như: Ibuprofen, aspirin, naproxen… Nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs có thể gây một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tim mạch,... Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc mắc kèm các bệnh lý như viêm loét dạ dày, có tiền sử bệnh tim mạch, suy thận thì hãy thận trọng và cần hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng

thuốc giảm đau họng

Thuốc giảm đau Ibuprofen 400mg

Liều dùng ibuprofen cho người trưởng thành là 1200mg - 1800mg / 2 lần/ ngày.

thuốc giảm đau họng

Thuốc giảm đau aspirin 500mg 

Liều dùng cho người trưởng thành là 300-650 mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4000mg/ngày.

3.2 Thuốc kháng sinh

Các thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh là một số loại vi khuẩn. Vì vậy nếu nguyên nhân gây đau họng là do nhiễm khuẩn thì kháng sinh sẽ là phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc kháng sinh sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng đau họng nhanh chóng. Thời gian dùng kháng sinh sẽ kéo dài tối đa trong vòng 10 ngày, không nên dùng nhóm thuốc này kéo dài vì có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể và gây nhờn thuốc, làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai.

3.2.1 Amoxicillin

thuốc giảm đau họng

Kháng sinh Amoxicillin 500mg

Liều dùng của kháng sinh Amoxicillin

  • Người lớn: dùng 1 – 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Trẻ em: dùng 25 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần.

Một số tác dụng phụ khi dùng Amoxicillin mà bạn có thể gặp phải là: vàng da, viêm gan, nổi mề đay, viêm kết mạc, buồn nôn, nôn,… Nếu gặp phải những biểu hiện này, hãy ngừng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3.2.2 Cephalexin 

thuốc giảm đau họng

Kháng sinh cephalexin 500mg

Liều dùng

  • Trẻ em: 25 – 50mg/kg/ngày, chia 4 lần.
  • Người lớn: 500 – 1000mg x 3 – 4 lần/ngày.

Khi sử dụng thuốc Cephalexin, bệnh nhân không được tự ý ngưng sử dụng thuốc dù các triệu chứng đã giảm bớt vì sẽ làm gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh sau này.

3.3 Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid liều thấp

Corticosteroid là nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, thường được sử dụng trong các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, hen suyễn,… Thuốc cũng được chỉ định để làm giảm tình trạng viêm khi bệnh viêm họng tiến triển nặng hơn, từ đó làm giảm các cơn đau họng.

 3.3.1 Dexamethasone 

thuốc đau họng

Thuốc Dexamethasone 2mg

Liều dùng

  • Trẻ em: Uống 0,02 – 0,3mg dexamethasone/kg/ngày, hoặc 0,6 – 10mg/m2/ngày chia làm 3 – 4 lần.
  • Liều ban đầu người lớn: Uống 0,75 – 9 mg dexamethasone/ngày, tùy theo bệnh và thường chia làm 2 – 4 lần. Bệnh ít trầm trọng có thể dùng liều thấp hơn 0,75mg/ngày, còn bệnh trầm trọng có thể cần liều cao hơn 9mg/ngày.

Một số tác dụng phụ của dexamethason khi điều trị viêm họng: vã nhiều mồ hôi, sưng phù, đau đầu, đau dạ dày, nổi mụn, tâm trạng thay đổi, khó thở, tăng cân nhanh, yếu cơ, vết thương lâu lành…

3.3.2 Prednisolone

thuốc giảm đau họng

Thuốc kháng viêm Prednisolone 5mg

Liều dùng

  • Người lớn: Liều khởi đầu có thể từ 5 đến 60 mg/ngày, tùy thuộc vào bệnh cần điều trị và chia làm 2 đến 4 lần mỗi ngày. 
  • Trẻ em: 0,14 - 2 mg/kg/ngày hoặc 4-60 mg/m2/ngày, chia làm 4 lần.

Sử dụng Prednisolone tuy không gây ra tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng với liều cao có thể gây ra một số vấn đề như: khó ngủ, ợ nóng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, dễ chảy máu, phản ứng dị ứng, tăng đường huyết, tăng tiết mồ hôi, đau ngực…

3.4 Thuốc súc họng

Các loại thuốc súc họng giúp làm sạch đường thở, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh từ đó làm giảm thiểu các triệu chứng đau họng. 

thuốc đau họng

Thuốc súc họng, miệng Medoral

Liều dùng: 

  • Người lớn: Súc họng/miệng kỹ trong khoảng 1 phút với 10ml, mỗi ngày 2 lần.
  • Trẻ em < 12 tuổi: không nên sử dụng MEDORAL, trừ khi có khuyến cáo của chuyên gia y tế.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc súc họng như: phồng rộp môi, phát ban, ngứa họng, toát mồ hôi…

3.5 Viên ngậm họng

Viên ngậm làm tê liệt tạm thời các thụ thể thần kinh làm giảm các triệu chứng đau họng. Viên ngậm họng là những loại thuốc được bào chế theo dạng kẹo ngậm có các thành phần dược chất có tác dụng trị ho. Vì tính tiện lợi, dễ sử dụng và hương vị the mát, thơm ngon nên sản phẩm này được rất nhiều người lựa chọn để xoa dịu những cơn đau họng.

thuốc giảm đau họng

Viên ngậm Strepsils

thuốc giảm đau họng

Viên ngậm ho Streptana

thuốc giảm đau họng

Viên ngậm ho Eugica

4. Các lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau họng

Để sử dụng các loại thuốc giảm đau họng một cách an toàn và hiệu quả thì chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nhóm thuốc NSAIDs hay thuốc chứa Aspirin nếu sử dụng quá liều lượng thì sẽ có nguy cơ làm tổn hại hệ tiêu hóa làm tăng nguy cơ xuất huyết và viêm loét dạ dày.
  • Dùng sai cách hoặc quá liều thuốc giảm đau chứa paracetamol dễ làm tổn hại đến thận, gan, khiến người bệnh dễ phải đối mặt với nguy cơ bị suy thận, suy gan hoặc thường xuyên có cảm giác buồn nôn.
  • Những người có tiền sử dị ứng, thai phụ, người già, phụ nữ đang cho con bú, người bị bệnh tự miễn,... nếu không tìm hiểu kỹ mà tự ý dùng thuốc có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.

5. Các biện pháp hỗ trợ giảm đau họng tại nhà

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: súc miệng bằng nước muối ấm vài lần mỗi ngày giúp giảm sưng viêm, làm lỏng chất nhầy, loại bỏ các chất kích thích hoặc vi khuẩn ra khỏi cổ họng.
  • Uống đủ nước: khi cơ thể thiếu nước sẽ không sản xuất đủ nước bọt và chất nhầy để bôi trơn cổ họng. Điều này khiến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy nặng hơn. Do đó bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp giảm tình trạng đau họng.
  • Sử dụng mật ong: mật ong với kết cấu đặc, sánh giúp làm dịu cổ họng, có đặc tính kháng khuẩn giúp chữa lành tổn thương nhanh hơn. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới một tuổi dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

6. Phòng ngừa đau họng bằng cách nào

Cách tốt nhất để phòng ngừa là tránh xa các tác nhân gây ra viêm họng và vệ sinh cá nhân tốt. 

  • Rửa tay kỹ càng và thường xuyên, đặc biệt là sau khi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt xì, ho.
  • Không nên dùng chung đồ ăn, thức uống.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh tay nhanh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và các dụng cụ thường sử dụng trong nhà. 
  • Tránh tiếp xúc với người đang bị đau họng.  

Bài viết trên đây là chia sẻ của Medigo app về thuốc giảm đau họng hiệu quả như lưu ý khi sử dụng thuốc. Hy vọng mọi người chọn được thuốc an toàn, phù hợp với mục đích sử dụng để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software