Top 10 thuốc giảm đau dạ dày nhanh nhất được khuyên dùng
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Thuốc Phosphalugel
Thuốc đau dạ dày “quốc dân” Phosphalugel có tên gọi khác quen thuộc của người bệnh là thuốc dạ dày chữ P có thành phần chính là Aluminum phosphate dạng keo 20% được bào chế ở dạng hỗn dịch uống trực tiếp.
Tác dụng chính của Phosphalugel là kiểm soát và làm giảm nồng độ acid dạ dày, tạo một lớp màng bảo vệ lên niêm mạc thực quản dạ dày, hạn chế sự tiết dịch vị của dạ dày. Điều này giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng, giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị. Ngoài ra, thuốc được dùng trong trường hợp bệnh nhân đau rát dạ dày, viêm loét dạ dày.
Ưu điểm:
- Dạng hỗn dịch dễ uống với mọi đối tượng
- Giảm nhanh cơn đau, bỏng rát, khó chịu ở dạ dày
- Có tác dụng giảm acid dịch vị nhưng không làm thay đổi sự bài tiết dịch vị của cơ thể, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày
Cách dùng thuốc đau dạ dày Phosphalugel:
- Với người lớn, liều dùng uống 1-2 gói, uống 2-3 lần/ngày.
- Với trẻ em, chưa có nghiên cứu xác định liều dùng. Do đó, phụ huynh nên cho con uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Để phát huy hiệu quả, thuốc đau dạ dày chữ P được khuyến cáo nên dùng thuốc sau khi ăn hoặc khi đói. Đây là khoảng thời gian thuốc phát huy công dụng tối ưu nhất. Do đó, bệnh nhân nên chú ý uống thuốc đúng thời gian và liều lượng để giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.
2. Thuốc Yumangel
Thuốc giảm đau dạ dày dạng sữa chữ Y là sản phẩm rất phổ biến trên thị trường, được bác sĩ đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Với thành phần chính là Almagate có công dụng tạo thành một lớp màng nhầy tự nhiên, giúp kiềm chế sự rối loạn về nồng độ và thành phần acid dạ dày, loại bỏ gốc tự do gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày.
Thuốc dạ dày chữ Y Yumangel có tác dụng làm giảm tình trạng đau rát dạ dày, các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và khó tiêu có khả năng gây viêm loét dạ dày…
Ưu điểm:
- Dạng bào chế hỗn dịch dễ uống
- Bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày, trung hòa acid dịch vị, hạn chế tổn thương dạ dày
- Giảm đau dạ dày hiệu quả, nhanh chóng, cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng,..
Thuốc dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
- Người lớn: Uống mỗi lần 1 gói x 4 lần/ngày
- Trẻ em từ 6-12 tuổi: Uống mỗi lần 1 gói x 2 lần/ngày
Thuốc sử dụng sau khi ăn 1 - 2 giờ và trước khi đi ngủ để phát huy hiệu quả giảm đau.
Lưu ý Yumangel là thuốc kê đơn, do đó người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bênh nhân ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu sau 2 tuần nếu tình trạng đau không thuyên giảm hay các triệu chứng không được cải thiện.
3. Thuốc giảm đau dạ dày Gaviscon
Gaviscon - một sản phẩm của thương hiệu Reckitt Benckiser (Anh quốc) là loại thuốc được dùng khá phổ biến hiện nay. Thành phần hoạt chất chính là các muối của kim loại kiềm và kiềm thổ như natri alginat, Calci carbonat và Natri bicarbonat. Các hoạt chất này sẽ phản ứng trung hòa với acid dịch dạ dày, tạo thành một lớp màng tự nhiên ở phía trên dịch dạ dày. Do đó Gaviscon có công dụng giảm đau dạ dày nhanh chóng, cải thiện các triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (Gastro-esophageal Reflux Disease – GERD) như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng hay cảm giác bỏng rát, đau ở vùng ngực.
Trên thị trường đang có 2 loại là hỗn dịch uống Gaviscon xanh và hỗn dịch uống Gaviscon hồng - Gaviscon Dual Action. Hàm lượng Calci carbonat trong mỗi gói Gaviscon hồng nhiều hơn so với Gaviscon xanh (325mg và 160mg) nên có sự khác biệt như vậy. Thuốc không cần kê đơn của bác sĩ, bệnh nhân có thể mua dễ dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Ưu điểm:
- Hỗn dịch uống trực tiếp, vị dễ uống
- Công dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau dạ dày nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, giảm tình trạng đau rát, có khả năng gây viêm loét dạ dày tá tràng thực quản…
- Thuốc có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú
Nhược điểm:
- Lưu ý khi sử dụng trên người bệnh cần hạn chế muối như bệnh nhân suy tim, suy thận,... và cân đối chế độ ăn có muối vì thuốc có chứa hàm lượng Natri cao
- Thuốc có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, táo bón do phản ứng của thành phần Calci cacbonat và Natri cacbonat với acid dịch vị tạo thành khí CO2
Liều dùng ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 1-2 gói/lần, tối đa 4 lần/ngày. Uống sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để phát huy tác dụng điều trị hiệu quả. Đối tượng trẻ dưới 12 tuổi: nên dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
4. Gastropulgite
Gastropulgite là một loại thuốc kháng acid được sản xuất bởi công ty Ipsen của Pháp, với thành phần chính là Attapulgite kết hợp với nhôm hoạt tính, được bào chế dưới dạng hỗn dịch pha uống.
Cơ chế tác dụng của thuốc là hấp phụ các độc tố, giúp cơ thể đào thải nhanh chóng các loại vi khuẩn gây bệnh nhờ có Attapulgite. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng trung hòa và kháng acid không hồi ứng, dễ dàng tạo thành một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản.
Do đó, Gastropulgite thường được chỉ định để giảm đau dạ dày và điều trị các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa như viêm loét dạ dày thực quản…
Gastropulgite dùng liều tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ bệnh và đối tượng bệnh nhân. Mỗi gói pha trong nửa ly nước, ở người lớn thường dùng liều: uống từ 2 - 4 gói/ngày. Ở trẻ em, nên dùng Gastropulgite cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, liều dùng được giảm đi nhiều, khoảng 1 gói/ngày và chia thành 3 lần uống.
Không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
Ưu điểm:
- Thuốc phát huy tác dụng nhanh, hạn chế và giảm đau hiệu quả
- Dạng bào chế hỗn dịch pha dễ uống
- Trung hòa acid dịch vị, tạo một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa
Nhược điểm:
- Khi sử dụng kháng sinh điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, tránh sử dụng chung với Gastropulgite vì tác dụng phụ gia tăng mà hiệu quả của thuốc bị giảm thiểu
- Gastropulgite có thể gây ra các tác dụng phụ đa số liên quan đến hệ tiêu hóa như đau bụng, táo bón…
5. Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày A.T Sucralfate
Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Sucralfate được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống. sucralfate là một muối nhôm của sulfate disaccharide với cơ chế hình thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của acid dịch vị và muối mật, vì vậy bao phủ được vết loét, bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày. Vì thế, A.T Sucralfate có tác dụng làm liền sẹo ổ loét, giảm đau dạ dày nhanh chóng và dùng trong dùng điều trị loét dạ dày tá tràng lành tính và dự phòng loét dạ dày - tá tràng tái phát.
A.T Sucralfate được khuyến cáo dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi. Liều thông thường: 1 gói x 2 lần/ngày, uống 1 giờ trước khi ăn hay có thể uống vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ để phát huy hiệu quả giảm đau dạ dày.
Nếu bệnh nhân bị đau, loét dạ dày tái phát do vi khuẩn Hp, phải phối hợp điều trị Sucralfate với kháng sinh diệt khuẩn.
Ưu điểm:
- Hỗn dịch uống trực tiếp, phù hợp với đa số đối tượng
- Tạo hàng rào bao phủ, bảo vệ vết loét
- Vừa có tác dụng điều trị, giảm đau dạ dày, vừa dự phòng vết loét tái phát
Nhược điểm:
- Không mang lại khả năng kháng acid vì không có khả năng trung hòa acid dạ dày
- Ở bệnh nhân suy thận, thận trọng và tránh điều trị kéo dài vì gây ra tác dụng . Không dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất khi sử dụng Sucralfate là táo bón và buồn ngủ
6. Thuốc Kremil- S giảm đau dạ dày
Được bào chế ở dạng viên nhai, thuốc Kremil-S ngoài hoạt chất kháng acid như Aluminium Hydroxide, Magnesium Hydroxide có thêm hoạt chất Simethicone.
- Hoạt chất kháng acid: trung hòa acid trong dạ dày
- Simethicone: tạo thành các bọt khí lớn hơn, dịch ruột được trôi dễ dàng hơn, giảm sự đầy hơi ở đường tiêu hóa
Kremil-S được chỉ định trong trường hợp đau dạ dày, làm giảm các triệu chứng tăng tiết dịch vị liên quan đến loét dạ dày tá tràng và đầy hơi, khó tiêu.
Thuốc Kremil-S nhai và sau đó nuốt không cần có nước hoặc với nước.
Liều dùng dành cho người lớn: 1 - 2 viên/ngày, uống khi đau, hoặc 1h sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lưu ý không quá 8 viên/ngày.
Sử dụng Kremil-S ở trẻ em chưa có nhiều dữ liệu về tính an toàn. Do đó, chỉ dùng cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ sau khi cân nhắc lợi ích và nguy cơ.
Ưu điểm:
- Giảm đau dạ dày hiệu quả
- Kết hợp hoạt chất kháng acid và giảm đầy hơi
Nhược điểm:
- Dùng kéo dài các thuốc kháng acid chứa Aluminum có thể gây hạ Phosphate, do đó cần bổ sung các loại thức ăn chứa Phosphate để cân bằng lại
- Thận trọng dùng cho bệnh nhân suy thận vì nguy cơ tích lũy và ngộ độc Aluminum
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón là tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng các thuốc kháng acid có chứa Magnesium và Aluminum
7. Thuốc chữa đau dạ dày Pepsane
Thuốc chữa đau dạ dày Pepsane có nguồn gốc từ Pháp. Đây là một thuốc bào chế dưới dạng gel sữa, với hai hoạt chất chính là guaiazulene và Dimethicone, Pepsane có khả năng tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng tạo bọt trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa và giảm các cơn đau.
Ưu điểm:
- Dạng gel dễ sử dụng
- Giảm đau dạ dày hiệu quả
- Hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm chướng bụng trong mỗi lần đau
- Ít tác dụng phụ nghiêm trọng, nên có thể nói Pepsane là một loại thuốc trị đau dạ dày lành tính và tương đối an toàn
Nhược điểm:
- Không phát huy hiệu quả nhanh
- Lưu ý thận trọng khi sử dụng với đối tượng bị cao huyết áp, thừa cân/béo phì, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Liều dùng ở người lớn: uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 gói. Dùng thuốc khi bị đau dạ dày hoặc trước khi ăn để tránh các vấn đề ở dạ dày trong khi ăn.
8. Thuốc sữa dạ dày Grafort
Grafort với thành phần chính là Dioctahedral smectite, bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, thuốc Grafort dùng được cho trẻ em đến người lớn. Thuốc hình thành cấu trúc từng lớp và độ nhớt cao nên có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa tốt trong giảm đau dạ dày hiệu quả và điều trị bệnh lý về thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng.
Ưu điểm:
- Giảm đau dạ dày, điều trị nhiều bệnh lý trên đường tiêu hóa
- Hình thành lớp nhầy có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa
- Phụ nữ có thai và cho con bú sử dụng được Grafort
- Ít tác dụng phụ nghiêm trọng
Nhược điểm:
- Không cho tác dụng nhanh như những hoạt chất kháng acid khác
Grafort dùng đường uống, thường khuyến cáo dùng khi đau dạ dày hoặc sau/trong bữa ăn tùy vào từng bệnh lý liên quan.
Liều dùng tùy thuộc vào đối tượng:
- Trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi: liều 5ml/lần (½ gói) x 3 lần/ngày
- Trẻ từ 5 tuổi trở lên: liều 20ml/lần (2 gói) x 2-3 lần/ngày
- Với người lớn: liều 20ml/lần (2 gói), 3-4 lần/ngày
9. Thuốc bảo vệ dạ dày Bismuth
Hoạt chất Bismuth giảm đau dạ dày với cơ chế bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày. Bismuth liên kết với chất nhầy trong dạ dày, tạo thành rào cản chống khuếch tán ngược acid, bảo vệ niêm mạc khỏi acid dịch vị hoặc các enzym có trong ruột và cũng có thể ngăn ngừa tác dụng của pepsin trên vị trí loét. Điều này giảm đau dạ dày và giúp cho vết loét có thời gian lành lại.
Liều dùng thông thường của Bismuth ở người lớn là 240 mg x 2 lần/ ngày hoặc 120 mg x 4 lần/ ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn để phát huy hiệu quả điều trị.
Ưu điểm:
- Có tác dụng giảm đau dạ dày
- Hình thành lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây viêm loét dạ dày
Lưu ý Bismuth không được dùng trong các trường hợp bệnh nhân có tổn thương gan, thận nặng do tăng khả năng tích lũy nguy cơ gây độc, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
10. Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Nexium mups
Nexium mups 20mg là sản phẩm nổi tiếng của công ty Astrazeneca (Pháp). Thành phần chính của sản phẩm là một hoạt chất thuộc nhóm ức chế bơm proton - Esomeprazol.
Nexium mups 20mg được dùng để điều trị đau dạ dày, dự phòng và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp và các thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) gây ra.
Liều dùng khuyến cáo:
- Trị đau, loét dạ dày do các thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) gây ra: liều 20mg/ngày, sử dụng trong vòng 4-8 tuần
- Điều trị dự phòng cho người đang dùng NSAIDs có nguy cơ bị loét dạ dày: uống 20mg mỗi ngày
- Trẻ em dưới 12 tuổi: bác sĩ tham khảo kê đơn Nexium dạng gói chứa cốm kháng dịch dạ dày
- Với bệnh nhân bị loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, cần phối hợp Nexium mups với các thuốc kháng sinh diệt khuẩn khác theo đơn bác sĩ.
Ưu điểm:
- Vừa giảm đau dạ dày, vừa phòng ngừa và điều trị loét dạ dày tá tràng
- Kiểm soát tốt acid dịch vị
- Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân có tổn thương gan thận và người cao tuổi
Nhược điểm:
- Có thể làm tăng nhẹ rủi ro nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella và Campylobacter gây ra.
- Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm: đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…
- Không dùng ở đối tượng phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Trên đây là thông tin về top 10 thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả và phổ biến hiện nay trên thị trường. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Ngoài việc sử dụng thuốc, nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(4 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm