lcp

Cải xoong


Cải xoong hay còn gọi là Xà lách sơn, Tây dương thái,... thuộc họ Cải với danh pháp khoa học là Nasturtium officinale. Trong y học, cải xoong có tác dụng Chữa ho, chảy máu chân răng, viêm phế quản, ngộ độc nicotin. Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt dùng, ngoài giá trị dinh dưỡng được dùng làm rau ăn hàng ngày, cải xoong còn là vị thuốc tốt. Tuy nhiên, việc dùng Cải xoong sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cải xoong cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.


Cải xoong

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cải xoong, Xà lách sơn, Tây dương thái.
  • Tên khoa học: Nasturtium officinale R. Br.
  • Họ: họ Brassicaceae (Cải).
  • Công dụng: Chữa ho, chảy máu chân răng, viêm phế quản, ngộ độc nicotin.

Mô tả cây Cải xoong

Cây thuộc thảo sống lâu năm, ưa sống ở những nơi nước trong, chảy nhẹ nhưng chảy luôn. Thân dài 10-40cm, thân bò có mọc rễ, màu xanh lục. Lá mọc so le, kép lông chim, gồm 1-4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, không đều, nguyên hay hơi khía tai bèo. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở đầu cành. Quả giác, khi chín nứt bởi 4 đường dọc thành hai mảnh vỏ, để vách giả cũ của bầu mang hạt lại ở giữa. Giác có cuống ngắn, ở đầu có mỏ ngắn, trong giác có nhiều hạt. Toàn cây có mùi đặc biệt, nhưng mùi chỉ xuất hiện khi vò; vị hơi đắng và hắc.

Mùa rau ăn: Đông xuân. Mùa hoa tháng 4-5. Dùng làm thuốc hái trước khi ra hoa hoặc đang ra hoa

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Hiện được trồng khắp mọi nơi ở Việt Nam để làm rau ăn. Mọc hoang ở các nước khác trên thế giới có khí hậu ôn đới hay nhiệt đới

Thu hoạch: Có thể thu hái toàn cây quanh năm

Chế biến: Thường chỉ dùng tươi. 

Bộ phận sử dụng của Cải xoong

Thân, lá

cải xoong

Thành phần hóa học

Cải xoong tươi cho khoảng 70% dịch cây giã và ép lấy nước.

Trong cải xoong có chất đắng, chất sắt, phospho, iod (1mg trong l00g) Vitamin c và một glucosid gọi là nasturtiosid khi vò hay giã nát. Chất nasturtiosid tiếp xúc với men myrosin ở những tế bào khác sẽ cho chất senevol phenyl etylic làm cho vị thuốc có mùi đặc biệt và có tác dụng chữa ho. Tỷ lệ tinh dầu khoảng 0,05%

Tác dụng của Cải xoong

Theo y học cổ truyền

Cải xoong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau thanh phế.

Ngoài công dụng làm thực phẩm, rau cải xoong còn dùng làm thuốc ho (lao phổi), viêm phế quản kinh niên, thuốc bổ chữa bệnh scocbut (chảy máu chân răng). 

Cải xoong có công dụng thanh nhiệt khí ở phổi và bao tử, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả

Theo y học hiện đại

Chống ung thư: Lợi ích chống ung thư của cải xoong có được là nhờ khả năng làm tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra. Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán (di căn) các tế bào ung thư sang các cơ quan khác. Cơ chế này có được chính nhờ glucosinolates, một hoạt chất sinh học thực vật (phytochemical) có trong cải xoong. Khi chúng ta nhai chúng trong miệng chất này sẽ bị thủy phân để sản xuất isothiocynates – hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ.. 

Bổ mắt, Phòng bệnh tim mạch: Nhóm carotenoid trong cải xoong cung cấp nhiều lutein và zeaxantin, là chất chống oxy hóa cực mạnh, đặc biệt có lợi cho đôi mắt và trái tim. Một chén cải xoong chứa 1900mg lutein và zeaxanthin. Chế độ ăn uống nhiều lutein và zeaxanthin hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng, bệnh liên quan đến tuổi già có khả năng làm giảm thị lực và gây mù lòa. Đối với hệ tim mạch những người có nồng độ lutein và zeaxanthin trong máu cao sẽ có khả năng ít bị xơ vữa động mạch hơn, đồng thời phòng ngừa cholesterol cao trong máu

Liều lượng và cách dùng Cải xoong

Ngày dùng  60-150g rau tươi và ép lấy nước. Nếu sắc sẽ kém tác dụng vì hoạt chất senevol sẽ bay hơi

Bài thuốc chữa bệnh từ Cải xoong

  • Chữa người mệt mỏi, hắt hơi, nóng bức mùa hè, người mệt: dùng Cải xoong một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống. 
  • Trị giun, giải độc, lợi tiểu Dùng Cải xoong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm cải soong, 3 củ hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước uống ngày 2 ly giữa các bữa ăn.
  • Viêm phế quản: Lấy 150 g cải xoong, 50 g lá tía tô, 5 g gừng tươi, 3 chén nước. Sắc tất cả lấy 1 chén, uống 3 lần/ngày.. 
  • Nhuận hóa, phế đờm: Nấu canh rau cải xoong, quả la hán và thịt nạc, ăn hằng ngày. 
  • Thanh nhiệt: Cải xoong nấu với cà rốt, chắt lấy nước uống. 
  • Bệnh đái đường: 100 g cải xoong, củ cải, cần tây, mùi tây, cà rốt, cải bắp, tỷ lệ bằng nhau đem ép lấy nước uống. 
  • Chứng bí tiểu: Cải xoong rửa sạch trộn với dầu vừng và dấm, ăn sống trong bữa cơm.

Lưu ý khi sử dụng Cải xoong

Khi dùng cải xoong trong bữa ăn hàng ngày cần rửa thật sạch và ngâm nước muối để tránh bị nhiễm giun, sán.

 

Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt dùng để nấu canh hay xào. Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cải xoong. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Cải xoong

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cải xoong

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn