lcp

Câu đằng


Câu đằng hay còn gọi là Vuốt lá mỏ, Câu đằng lá mỏ,... thuộc họ Cà phê với danh pháp khoa học là Uncaria rhynchophylla. Trong y học, Câu đằng có tác dụng chữa cao huyết áp, tăng hô hấp, kích thích hưng phấn, trẻ em sốt cao co giật, nổi ban, lên sởi .

Câu đằng là vị thuốc nổi tiếng trong Y học cổ truyền do có nhiều tác dụng quý, đặc biệt là tác dụng trấn kinh, ngắt cơn động kinh của vị thuốc này. Tuy nhiên, việc dùng Câu đằng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Câu đằng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Câu đằng

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Câu đằng, Vuốt lá mỏ, Câu đằng lá mỏ.
  • Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Miq. ex Havil..
  • Họ:  họ Rubiaceae (Cà phê)
  • Công dụng: Cao huyết áp, tăng hô hấp, kích thích hưng phấn, trẻ em sốt cao co giật, nổi ban, lên sởi .

Mô tả cây Câu đằng

Cây nhỡ leo, cành non có tiết diện vuông góc, có rãnh dọc, khi già cứng màu xám đen hay nâu đen.

Lá có cuống ngắn, mọc đối, có lá kèm; ở kẽ lá có gai nhọn mọc cong xuống, cứ một mấu 2 gai lại xen một mấu có 1 gai. Hoa tụ họp thành hình cầu mọc đơn độc hoặc thành chùm ở kẽ lá và đầu cành; lá đài 5, ống ngắn; cánh hoa 5, ống tràng dài, nhị 5 đính ở họng tràng.

Quả nang dài và dẹt chứa nhiều hạt có cánh.

Mùa hoa quả: tháng 3-7

Câu đằng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Câu đằng thường phân bố và tập trung chủ yếu ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam,…Tại Việt Nam, cây câu đằng phân bố rải rác tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái và một số vùng thượng du

Thu hoạch: Sau khi thu hoạch, câu đằng được đem chặt lấy các đoạn có móc câu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Chế biến: Câu đằng được sấy khô, thái nhỏ, không sao tẩm, dùng để sắc với nước. Hoặc có thể tán thành bột mịn để làm hoàn tán

Bộ phận sử dụng của Câu đằng

Đoạn thân, cành có mấu gai ở kẽ lá hoặc phần gai cong như lưỡi câu

Câu đằng

Thành phần hóa học

Trong câu đằng có thành phần chính là Alcaloid. Trong thân và rễ câu đằng có khoảng 0,041% Alcaloid toàn phần với khoảng 28,9% rhynchophyllin và isorhynchophuyllin. Ngoài ra, Alcaloid còn được phân bố ở một số bộ phận khác như là: 

  • Thân, lá, móc câu: có chứa rhynchophyllin, isorhynchophuyllin, isocorynoxcin và corynoxcin.
  • Thân và lá: gồm các thành phần như akumigin, rhynchophin, valestachotchamin.
  • Vỏ, thân, cành: hirsutin, hirsutein

Tác dụng của Câu đằng

Theo y học cổ truyền

Câu đằng có vị ngọt, không mùi, tính hơi hàn. Tác dụng: thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Dùng cho trẻ em hàn nhiệt kinh giản, người lớn đau đầu mắt hoa.

Theo y học hiện đại

Cây câu đằng có tác dụng hạ áp: chất kiềm trong cây câu đằng có tác dụng hạ áp. Thuốc tác dụng trực tiếp và phản xạ tác dụng ức chế trung khu thần kinh vận mạch và chẹn nút thần kinh giao cảm, làm giãn mạch ngoại vi nên lực cản giảm và giúp hạ áp hiệu quả.

Tác dụng an thần: câu cây đằng ngâm rượu có tác dụng an thần nhưng không gây buồn ngủ.

Ngoài ra, cây câu đằng còn ức chế cơ trơn của ruột, làm dịu các cơn co thắt của phế quản.

Liều lượng và cách dùng Câu đằng

Ngày dùng 6-15g dưới dạng thuốc sắc

Bài thuốc chữa bệnh từ Câu đằng

Chữa đau đầu, chóng mặt do huyết áp cao Câu đằng, cúc hoa, phòng phong, đảng sâm, phục thần, phục linh, trần bì, mạch môn; mỗi vị 15g, thạch cao 30g; cam thảo 7,5g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần dùng 12g sắc nước uống, bỏ bã.

Chữa trúng phong Câu đằng 30g, bạch thược, địa long mỗi thứ 15g, trân châu mẫu 90g, sinh địa hoàng 9g, nước trúc lịch 45ml. Ngày uống 2 thang ở giai đoạn cấp tính và 1 thang ở giai đoạn hồi phục.

Chữa liệt thần kinh mặt (VII) Câu đằng 60g, dây hà thủ ô tươi 120g. Sắc nước uống

Chữa cao huyết áp Câu đằng 12g, tang diệp, cúc hoa, hạ khô thảo mỗi thứ 9g. Sắc nước uống. Hoặc câu đằng, thạch quyết minh mỗi thứ 15g, đỗ trọng 9g, hoàng cầm 6g, ích mẫu, hạ khô thảo mỗi thứ 12g. Sắc nước uống.

Chữa sốt kinh phong, chân tay co giật ở trẻ em Câu đằng 10-15g, kim ngân hoa 9g, bạc hà 3g, cúc hoa 6g, địa long 6g. Sắc nước uống

Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết): Dùng Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.

Chữa mụn nhọt, ngộ độc: Dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.

Lưu ý khi sử dụng Câu đằng

Không nên nấu thuốc trên 10 phút

Người không có phong nhiệt và thực nhiệt cấm dùng.

Bảo quản Câu đằng

Để móc cây câu đằng ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng đem ra phơi nắng để không bị hư hỏng

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Câu đằng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Câu đằng

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn