lcp

Cỏ Lúa Mì: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Cỏ lúa mì hay còn được gọi là Tiểu Mạch Thảo, Cỏ Mạch, Wheatgrass, thuộc họ  Lúa với danh pháp khoa học là Poaceae. Cỏ lúa mì là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Cỏ lúa mì có chứa dầu giúp nhuận tràng, làm mát, kích thích vị giác làm ngon miệng, tăng khả năng tình dục. Ngoài ra, đây là vị thuốc dùng trong chữa tiêu chảy và đa tiết mật.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Cỏ lúa mì sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Cỏ lúa mì cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cỏ Lúa Mì, Tiểu Mạch Thảo, Cỏ Mạch, Wheatgrass.
  • Tên khoa học: Triticum aestivum L. 
  • Họ: họ Lúa (Poaceae).
  • Công dụng: chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Cỏ lúa mì có chứa dầu giúp nhuận tràng, làm mát, kích thích vị giác làm ngon miệng, tăng khả năng tình dục. Ngoài ra, đây là vị thuốc dùng trong chữa tiêu chảy và đa tiết mật.

Mô tả Cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì là cây thân thảo, sống hàng năm. Thân cao 0,8 – 1,5m, thẳng đứng, nhẵn, mọc thành cụm thưa. Lá phẳng, hình mũi mác hay hình dải rộng, nhọn đầu, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ ngắn, nhụt.

Hoa mọc thành cụm, theo lớp đối diện nhau trên cả 2 mặt của cuống chung. Hoa ở đỉnh không sinh sản. Mày hình bầu dục rộng; mày hoa không đều nhau. Quả có dạng thuôn hoặc hình bầu dục, đỉnh có lông, bầu dục hay thuôn có lông ở đỉnh.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cỏ lúa mì trồng nhiều trên nương rẫy, ruộng, vườn ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Cỏ lúa mì cũng được trồng ở nhiều nước trên thế giới.

Cỏ lúa mì có thể sử dụng dưới dạng bột mì thô hoặc bột trong sinh tố và nước trái cây. Có thể lựa chọn trộn nó với sữa, mật ong hoặc nước ép trái cây để làm tăng hương vị thơm ngon của thực phẩm này. Hoặc có thể sử dụng cỏ lúa mì dưới dạng viên nang có bổ sung hương vị.

Bộ phận sử dụng của Cỏ lúa mì

Hạt Lúa mì chứa nhiều nhóm chất quan trọng, bao gồm:

Thành phần hóa học

Các chất khoáng: Ca, Mg, P, Fe, Na, K, Zn, V, Cu, S, CI, Si, Be, Cd, Cr, Mn, Mo, Ni, Sr, T, Co và phytin – phospho các enzyme: alpha – amylase, proteinase, peptidase, asparagine – synthetase, cytidine – deaminase, oxidase, lipoxidase, co – enzym, acid glutamic decarboxylase.

Các vitamin, carotene, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, cholin, tocophenol, xanthophyll (lutein).

Các carbohydrate như tinh bột, cellulose, hemicellulose, levosin, sorleose.

Các protein như cytochrome C (một loại hemoprotein) các acid amin như: arginin, histidin, isoleucin, leucin lysin, methionin, phenylalanin, valin, threonin, tryptophan, adenin, tyamin, cholin, betain.

Tác dụng của Cỏ lúa mì

Theo y học cổ truyền

heo y học cổ truyền, hạt Lúa mì có vị ngọt, tính mát, có tác dụng dưỡng tâm, ích thận, trừ nhiệt, chỉ khát.

Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khỏe.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) hạt được dùng trị bệnh tâm thần, phiền nhiệt, tiêu khát, tả lỵ, ung thũng, ngoại thương xuất huyết và vết bỏng.

Hạt lúa mì rang lên, sắc uống, có tác dụng chữa tiêu chảy. Ăn bánh mì mà không ăn kèm thêm rau thì bị táo bón.

Theo kinh nghiệm của nhân dân Tunisi, dùng rạ lúa mì sắc uống làm gầy người, sút cân.

Theo kinh nghiệm của nhân dân Ấn Độ, hạt lúa mì có tác dụng làm mát, chứa dầu; bổ, tăng dục, nhuận tràng, làm cho béo, làm tăng sự ngon miệng và vị giác, có tác dụng trị đa tiết mật.

Ở Trung Quốc, hạt rang lên được coi là có tác dụng trị chứng ra nhiều mồ hôi, đặc biệt trong bệnh lao phổi ở phụ nữ.

Trong y học dân gian Italia, mầm lúa mì hầm trong dầu ô – liu, được dùng ngoài, xoa trên da đầu để chữa chứng rụng tóc.

Theo y học hiện đại

Ở Trung Quốc, một lại thuốc thảo dược có thành phần gồm Hạt lúa mì, Đại táo, Rễ cam thảo có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, dễ xúc động và co giật ở trẻ em. Các nghiên cứu khoa học chứng tỏ cơ chế an thần của thuốc là nhờ tác động lên sự vận chuyển của các ion natri, calci, kali của tế bào thần kinh qua màng nhờ đó ức chế sự hưng phấn của tế bào thần kinh.

Hạt lúa mì có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trong máu.

Lúa mì là loại chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như polyphervol và flavonoid (tương đương hoặc cao hơn nghệ, dâu tây, tỏi, mận, cà rốt, rau cải). Cỏ lúa mì có tác dụng trong việc điều trị bệnh thiếu máu và viêm loét ruột kết mạn tính.

Liều lượng và cách dùng Cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì có thể sử dụng dưới dạng bột mì thô hoặc bột trong sinh tố và nước trái cây. Có thể lựa chọn trộn nó với sữa, mật ong hoặc nước ép trái cây để làm tăng hương vị thơm ngon của thực phẩm này. Hoặc có thể sấy khô và làm thành thuốc dưới dạng viên nang có bổ sung hương vị.

Một số người trộn cỏ lúa mì với nước và sử dụng nó như một loại thuốc xổ để làm sạch hệ thống tiêu hóa. Những người khác ăn cỏ lúa mì sống vì họ tin rằng thực phẩm này khi nấu sẽ phá hủy hết các enzym tự nhiên cung cấp cho sức khỏe cơ thể thực sự.

Bài thuốc chữa bệnh từ Cỏ lúa mì

Chữa tiêu chảy ra nước

Khi bị tiêu chảy ra nước, lấy bột mì đem rang cháy, rồi hòa với nước cơm hay nước chè để uống.

Chữa trẻ em tiêu chảy kéo dài

Lấy một lượng bằng nhau gồm Hạt lúa mì và ý dĩ đem sao vàng tán bột hoặc sắc nước cho trẻ uống hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng Cỏ lúa mì

Những người mắc bệnh celiac và những người nhạy cảm với gluten vẫn có thể sử dụng cỏ lúa mì vì chỉ có hạt lúa mì và không phải cỏ lúa mì mới chứa gluten.

Một nghiên cứu đã xem xét về ảnh hưởng của cỏ lúa mì đến trẻ bị bệnh thalassemia cho thấy một số trẻ dùng ban đầu sẽ có xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hoá, nhưng tình trạng này sẽ được giải quyết trong vài ngày.

Bảo quản Cỏ lúa mì

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Cỏ lúa mì cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Mặc dù đã có vài nghiên cứu chứng minh các tác dụng của Cỏ lúa mì nhưng đều là nghiên cứu nhỏ, chưa đánh giá chính xác và đầy đủ. Để sử dụng Cỏ lúa mì mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Cỏ lúa mì

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn