lcp

Cúc Tím


Cúc Tím hay còn gọi là Hoa tím, Cỏ bướm tím, Tô liên cọng, Nhả ma bả (Tày), thuộc họ Hoa mõm chó với danh pháp khoa học là Scrophulariaceae. Cúc tím có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, đã được sử dụng làm thuốc từ hơn 400 năm trước trong các bộ tộc địa phương. Cúc tím được biết đến lần đầu với công dụng trị rắn cắn, sau này chúng được phổ biến hơn và có thể sử dụng để điều trị cảm cúm, cảm lạnh hay viêm đường hô hấp trên.

Tuy nhiên, việc dùng Cúc Tím sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cúc Tím cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cúc tím , Hoa tím, Cỏ bướm tím, Tô liên cọng, Nhả ma bả (Tày).
  • Tên khoa học: Torenia violacea (Azaola ex Blanco) Pennell.
  • Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó).
  • Công dụng: Chữa đau đầu, điều kinh, cảm sốt (cả cây sắc uống).

Mô tả cây Cúc Tím

Cây thảo hằng năm, mọc bò hay đứng, cao đến 40cm, thân mềm, nhẵn.

Lá mọc đối, có cuống dài, phiến dài xoan, dài 1,5-4cm, gốc tròn hay cắt ngang, mép có răng, gân phụ 3-4 cặp mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông ở gân. Hoa ở nách lá hay ở ngọn các nhánh; cuống hoa 1-2cm, dài 10-12mm, có 5 cánh cao đến 2mm; tràng dài 2,5cm, màu trắng với thuỳ bên tím, nhị 4. Quả nang hình thoi, có khía lõm, cao 8-10mm; hạt nhỏ, hình bầu dục.

Mùa hoa : tháng 5-9.

Cúc Tím

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Thuộc dạng cây mọc hoang và được phân bố nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở các nương rẫy cũ, các bãi cỏ ẩm ven đồi, ven rừng, ven suối đến 1300m, từ Lào Cai, Hoà Bình đến Lâm Ðồng, Ðồng Nai. Thu hái cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô.

Cúc Tím

Bộ phận sử dụng của Cúc Tím

Toàn cây.

Cúc Tím

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thành phần hóa học có trong cúc tím gồm các thành phần chính như: Tinh dầu, polysaccharides, flavonoid, inulin, Vitamin C.

Tác dụng của Cúc Tím

Theo y học cổ truyền

Cúc tím có vị ngọt, đắng, hơi cay, không độc, vừa thăng vừa giáng, làm nhẹ đầu sáng mắt, an tràng vị, bổ cho âm khí, chữa được mọi chứng nhiệt, lại có thể làm cho xanh tóc, thêm tuổi thọ. Hỗ trợ chữa ung nhọt, viêm họng, cảm sốt.

Theo y học hiện đại

  • Giúp kích thích hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ chống lại các ổ nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ điều trị cảm lạnh và giúp giảm đau.
  • Tác động tốt đến hệ thống hô hấp và giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm xoang cấp tính, cúm, bệnh hen suyễn, cảm lạnh thông thường, viêm họng và viêm amidan.
  • Giúp mát huyết, giải độc và chữa ung nhọt.
  • Hỗ trợ chữa viêm tuyến vú, viêm họng, cảm sốt.

Liều lượng và cách dùng Cúc Tím

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 30-50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần. Hoặc dùng 10-20g cây khô sắc uống.

Bài thuốc chữa bệnh từ Cúc Tím

Chữa ho, sốt, cảm mạo:

Sử dụng Tang diệp 6g. Cúc hoa 6g, Liên kiều 4g, Bạc hà 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa ngoại cảm, phong hàn gây đầu nặng, mắt mờ, phát nóng, sợ lạnh:

Dùng Cúc hoa, Xuyên khung, Kinh giới. Bạc hà, Phòng phong, Khương hoạt, Hương phụ, Cam thảo, Bạch chỉ, Tế tân, Khương tàm. Các vị bằng nhau, trộn đều, tán bột. Uống mỗi lần từ 4 đến 6g.

Giải khát, giải nhiệt độc, cung cấp thêm một số sinh tố, chất khoáng và chất chống oxy hóa để gia tăng sức đề kháng:

Cúc hoa 10g, Rong biển 10g, Thục địa 5g. Nấu uống trong ngày. Thêm 1 chút đường phèn vừa hơi ngọt đủ hợp khẩu vị. Có thể tăng số lượng và nấu với số lượng lớn giữ ở tủ lạnh để dùng nhiều ngày.

Ích thọ địa tiên hoàn bổ ngũ tạng, mạnh tinh tuỷ, mau lành vết thương, tóc đen, mắt sáng:

Dùng Cúc hoa 120g, Ba kích 120g, Nhục thung dung 120g, Câu kỷ tử 60g. Tán bột, làm hoàn. Mỗi ngày dùng 10g với nước ấm.

Chữa mắt có màng mộng:

Hoa cúc, xác ve sầu. Liều lượng bằng nhau, tán bột. Uống với nước hoà mật ong, mỗi ngày từ 8 đến 12g. (Nam Dược thần hiệu).

Chữa nhức đầu, cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, hiện tượng ruồi bay do Can Thận âm hư:

Cúc hoa, Thảo quyết minh, Câu kỷ tử, Thục địa, Huyền sâm, Hoài sơn, Trạch tả. Các vị đều 12g. Sắc uống.

Sát trùng ngoài da, chữa vết thương hoặc vết cắn do trùng, thú cắn:

Lá hoa cúc giã nát, bả đắp vào vết thương.

Bảo quản Cúc Tím

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Cúc Tím. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Cúc tím

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn