lcp

Diệp lục là gì? Công dụng và cách dùng diệp lục hiệu quả nhất


Diệp lục là hợp chất vô cùng quen thuộc có trong cây xanh. Tuy nhiên ít ai biết rằng hợp chất này cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy chất diệp lục chứa những thành phần nào và có công dụng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây

Diệp lục là gì?

Diệp lục hay diệp lục tố (chlorophyll) là tên gọi được dịch ra từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “xanh lá”. Hợp chất này được ví như máu của cây bởi nó có vai trò không thể thiếu trong quá trình cây xanh quang hợp. Diệp lục giúp chuyển đổi ánh sáng mặt trời mà cây xanh hấp thụ được thành nguồn năng lượng cần thiết để cây có thể sinh trưởng và phát triển.

Nói cách khác, diệp lục chính là một loại sắc tố tạo ra màu xanh của cây. Nó được tìm thấy trong vi khuẩn lam, tảo và thực vật. Bất cứ loài thực vật nào cũng cần có ánh sáng mặt trời và diệp lục để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của mình.

Diệp lục

Diệp lục hay diệp lục tố (chlorophyll) là sắc tố tạo ra màu xanh của thực vật

Diệp lục có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời của diệp lục

Phòng chống ung thư

Tạp chí Carcinogenesis along with Food and Chemical Toxicology đã đưa ra kết quả nghiên cứu chứng minh rằng diệp lục chứa một số chất có thể ức chế, ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư. Đại học bang Oregon (Mỹ) cũng đã tiến hành nghiên cứu chứng minh diệp lục giúp cơ thể chống lại một số bệnh ung thư.

Không những vậy, diệp lục còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các thành phần của cây nấm độc và các độc tố có trong môi trường như ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu. Ngoài ra, diệp lục còn có khả năng phá hủy procarcinogens - chất gây tổn hại DNA của con người.

Đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể

Diệp lục là một trong những thành phần tự nhiên được đánh giá cao về khả năng thanh lọc cơ thể. Hợp chất này có thể liên kết và đào thải các kim loại nặng như chì, thủy ngân… ra khỏi cơ thể.

Chống viêm nhiễm

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong diệp lục giúp chống viêm nhiễm hiệu quả. Bên cạnh đó, trong diệp lục còn chứa các loại vitamin A, C và E có công dụng giảm viêm. Ngoài ra, công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ của diệp lục cũng góp phần ngăn chặn những tổn hại đối với DNA của cơ thể.

Diệp lục

Diệp lục có tác dụng chống viêm nhiễm nhờ hàm lượng vitamin phong phú

Một số tác dụng của diệp lục khác

  • Cân bằng độ pH: Cơ thể được bổ sung diệp lục sẽ giúp giảm thiểu hàm lượng acid. Từ đó làm cân bằng lại độ pH và phòng chống một số bệnh lý.
  • Cung cấp các chất chống oxy hóa: Diệp lục có khả năng chống oxy hóa cao, từ đó chống lại các gốc tự do và đẩy lùi tình trạng lão hóa.

Một số lưu ý khi sử dụng diệp lục

Một số tác hại của diệp lục

Nhìn chung, diệp lục khá an toàn bởi đây là hợp chất hoàn toàn tự nhiên. Mặc dù vậy vẫn có một số tác dụng phụ xuất hiện từ việc sử dụng diệp lục (rất hiếm) mà bạn cần lưu ý:

  • Các vấn đề về tiêu hóa: Tiêu chảy; đi ngoài phân màu vàng, xanh lá cây hoặc màu đen (thường bị nhầm lẫn với xuất huyết đường tiêu hóa)
  • Vấn đề về da: Dùng diệp lục bôi trực tiếp lên da có thể dẫn đến ngứa rát
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy các tác dụng phụ của diệp lục đối với thai phụ và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên hợp chất này có thể phản ứng với một số loại thuốc, vì vậy tốt nhất là nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Các cách sử dụng diệp lục

Diệp lục có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nang, thuốc mỡ, thuốc xịt… Đại học bang Oregon khuyến cáo, chỉ nên bổ sung khoảng 100 - 300mg diệp lục hàng ngày và chia làm 3 lần sử dụng.

Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung, bạn có thể tăng cường diệp lục thông qua các loại thực phẩm như tỏi tây, đậu Hà Lan, lúc mì, rau bina, mùi tây, đậu xanh… Theo các chuyên gia tại Đại học bang Oregon, mỗi cốc rau mùi tây có thể cung cấp khoảng 19mg diệp lục. Trong khi đó hàm lượng diệp lục trong mỗi chén rau bina lên đến 24mg.

Diệp lục

Tăng cường diệp lục tự nhiên thông qua các loại rau củ là tối ưu nhất

Ai không nên sử dụng diệp lục?

Những ảnh hưởng từ diệp lục đối với phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn chưa được chứng minh. Vì vậy không nên bổ sung diệp lục cho nhóm đối tượng này để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, diệp lục cũng có thể tác dụng với một số thành phần của thuốc. Do đố tốt nhất là bạn không nên sử dụng các chế phẩm chứa thành phần diệp lục nếu đang uống các loại thuốc điều trị huyết áp, kiểm soát cholesterol, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh…

Uống diệp lục có tác dụng gì? Có nên uống diệp lục không?

Trong những năm gần đây, việc uống nước diệp lục (chlorophyll water) đang trở thành trào lưu trên các trang mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram… Theo các video này, nước diệp lục được ở dạng chất lỏng được hòa tan với nước để uống trực tiếp sẽ giúp làm đẹp da, chống oxy hóa, thanh lọc cơ thể…

Trên thực tế, hiện nay các nghiên cứu về nước diệp lục vẫn chưa chứng minh được rằng sản phẩm  này thực sự an toàn đối với người dùng. Theo các nguồn tin từ Huffpost, sản phẩm nước diệp lục đang lan truyền trên Internet hiện nay thực chất chỉ là chất tổng hợp hoặc nước ép từ lá, rau xanh mà thôi. Cụ thể nhà sản xuất sẽ tạo ra một hỗn hợp bán tổng hợp chlorophyll gồm có muối, nước và đồng natri chiết xuất từ diệp lục.

Bác sĩ Hadley King chuyên khoa da liễu ở New York cho rằng chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc uống chất diệp lục có thể cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Ngoài ra Tiến sĩ Sonpal trong cuộc phỏng vấn với The Healthy đã khuyến cáo: “Người bình thường lạm dụng diệp lục quá mức có thể gây nôn mửa, tiêu chảy hay phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời”. Andrew Shtulman - Một Giáo sư tâm lý tại Đại học Occidental (Mỹ) cho biết, các quảng cáo về nước diệp lục đang cường điệu hóa công dụng của sản phẩm này.

Như vậy, thay vì tốn nhiều công sức tìm hiểu về cách uống diệp lục, bạn có thể dễ dàng bổ sung diệp lục cho cơ thể thông qua các loại nước ép trái cây, rong biển hay rau xanh.

Diệp lục

Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh công dụng của nước diệp lục

Trên đây là một số thông tin cần biết về hợp chất diệp lục đối với sức khỏe của người sử dụng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn để có thể bổ sung diệp lục một cách phù hợp và phát huy tối đa các công dụng có trong hợp chất này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Diệp lục

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn