lcp

Hạt cau


Hạt cau hay còn gọi là Binh lang, thuộc họ Cau với danh pháp Areca catechu L. ,là một loại hạt quen thuộc với nhiều người đặc biệt là người dân miền Bắc. Nó gắn liền với tục ăn trầu, lễ cưới. Bên cạnh đó, hạt cau còn là một vị thuốc nổi tiếng với nhiều tác dụng như xổ run sán, chữa đau ruột, kháng nấm,….

Theo Đông Y, hạt cau có vị đắng, chát, cay, tính ôn, đi vào kinh đại tràng, tỳ vị, nên có khả năng chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, bụng đầy trướng, nhiễm giun sán rất hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của hạt cau cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Hạt cau

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: binh lang, tân lang, hạt cau, đại phúc tử
  • Tên khoa học: Areca catechu L.
  • Họ:  Họ cau dừa Palmac.
  • Công dụng: sát trùng, bụng đầy táo bón, trị giun sán.

Mô tả cây Hạt cau

Cây cau cao, mọc thẳng đứng. Chiều cao trung bình từ 5-8m, đừng kính khoảng 10 - 20cm. Thân cây cao, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau khoảng 15cm. Lá mọc ở ngọt cây, lá hình cọ, mọc ngọn, tỏa thành các chùm rộng, gắt liền bởi các bẹ to. 

Hoa cau có màu trắng, mùi rất thơm. Hoa cau rất rễ rụng xuống đất. Phần hoa cau này có thể được sử dụng làm dược liệu cũng rất tốt. Quả cau màu xanh, vị hơi chát, mọc thành buồng.

Bên trong quả là phần hạt cau, hạt cau mềm, không cứng bằng quả. Mùi thơm, vị chát, ngọt cuống họng.

Hạt cau

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Ở Việt Nam được trồng ở nhiều nơi nhất là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng Bắc Bộ.

Thu hoạch: Mùa thu hoạch cau thường rơi vào tháng 9 – tháng 12 (không kể loại cau tứ thời). 

Chế biến: Cau sau khi được hái xuống róc bỏ phần vỏ già bên ngoài, thu lấy phần hạt bên trong ròi đem sấy cho thật khô. 

Bộ phận sử dụng của Hạt cau

Hạt cau.

Cây cau có hai giống:

  • Cau vườn (gia Binh lang): hạt lớn, hình nón cụt.
  • Cau rừng (sơn Binh lang): hạt nhỏ, chắc
Hạt cau

Thành phần hóa học

Thành phần chính là tanin. Tỉ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉ còn 15 – 20%.

Ngoài ra còn chất mỡ với thành phần chủ yếu gồm myristin, olein, laurin. 

Các chất đường: sacaroza, nanman, galactan 2% và muối vô cơ

Tác dụng của Hạt cau

Theo y học cổ truyền

Hạt cau có vị đắng, cay, chát, tính ôn. Chủ trị các chứng sán lãi, nhiều loại ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lî mót rặn, phù (thủy thũng), cước khí sưng đau.

Theo y học hiện đại

Tác dụng trục trùng chủ yếu là xổ sán (taeniasis) tác dụng đối với sán lợn tốt hơn sán bò, tác dụng làm tê liệt thần kinh của sán kết hợp với bí đỏ (hạt) có tác dụng hợp đồng tốt, nâng cao hiệu quả xổ sán.

Tác dụng đối với hệ thần kinh: Arecolin có tác dụng như thần kinh phó giao cảm, kích thích các thụ thể cholinergic, làm tăng trương lực cơ trơn của trường vị, tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy ( cho nên xổ sán lãi không cần thuốc tẩy), làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng tiết nước bọt và mồ hôi

Liều lượng và cách dùng Hạt cau

Dùng uống trong và thuốc thang: 6 – 15g.

Nếu dùng độc vị trị Bạch thốn trùng và sán lá, có thể dùng đến 60-100g.

Thuốc tán bột cho vào hoàn tán

Bài thuốc chữa bệnh từ Hạt cau

  • Trị sán (taeniasis): Binh lang (cắt lát), Nam qua tử mỗi thứ 30g. Nam qua tử tán nhỏ. Binh lang sắc nước trộn uống. Có thể ăn hết hạt bí ngô rồi uống nước sắc Binh lang.
  • Trị giun kim (oxyuriasis): Binh lang 15g, Thạch lựu bì, Nam qua tử đều 10g sắc uống lúc đói trước khi đi ngủ.
  • Trị sán lá (fasciolopsiasis): Binh lang 15g, Ô mai 10g, Cam thảo 5g, sắc uống vào lúc sáng sớm bụng đói.
  • Trị táo bón bụng đầy, do thực tích khí trệ: Mộc hương Binh lang hoàn (Đan khê tâm pháp): Mộc hương, Binh lang, Thanh bì, Trần bì, Nga truật, Hoàng liên đều 30g, Hoàng bá, Đại hoàng đều 100g, Hương phụ sao, Khiên ngưu đều 120g, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần 6 – 10g, ngày 2 – 3 lần với nước sôi ấm.
  • Trị sốt rét: Triệt ngược thất bảo ẩm ” Dương thị gia tăng phương”: Thường sơn 3g, Thanh bì, Trần bì, Chích thảo, Binh lang, Thảo quả nhân đều 2g, sắc nước uống, có thể gia thêm tí rượu, uống trước khi lên cơn 2 giờ.
  • Chữa trẻ con chốc đầu: Mài hạt cau thành bột phơi khô hòa với dầu mà bôi.

Lưu ý khi sử dụng Hạt cau

Người khí hư hạ hãm không tích trệ thì không nên dùng.

Hạt cau kỵ lửa

Bảo quản Hạt cau

Dễ bị mọt nên phải đậy kín, năng xem luôn. Nếu bị mọt có thể sấy hơi diêm sinh 

Hạt cau là vị thuốc vô cùng phổ biến và được dùng rộng rãi trong nhân dân. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng loại dược liệu này.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn