lcp

Hổ Phách: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Hổ phách hay còn được gọi là Huyết Hổ Phách, Minh Phách, Hồng Tùng Chi, Hoa Phách, Quang Phách, Hắc Hổ Phách, Đơn Phách, có tên khoa học là Amber. Hổ phách được cho là nhựa của một loài thông cổ đại hiện đã tuyệt chủng tên là Pityoxylon auccinifer Krauss và thêm một vài loài khác. Do lớp vỏ ngoài cùng của Trái đất vận động làm chôn vùi nhiều loài cây xuống dưới lòng đất, trong đó có cây thông cổ đại. Dưới tác động của nhiều yếu tố, nhựa cây chảy ra và kết hợp với những thành phần dưới lòng đất, cứng lại và hóa thạch. Hổ phách từng được sử dụng làm thuốc chống co thắt. Tuy nhiên, ngày nay tây y không sử dụng nữa, đông y đôi khi vẫn dùng, Hổ phách thường được sử dụng làm một số đồ trang sức. 

Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Hổ phách cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Hổ Phách, Huyết Hổ Phách, Minh Phách, Hồng Tùng Chi, Hoa Phách, Quang Phách, Hắc Hổ Phách, Đơn Phách.
  • Tên khoa học: Amber.
  • Công dụng: có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán ứ huyết.

Mô tả Hổ phách

Hổ phách được cho là nhựa của một loài thông cổ đại hiện đã tuyệt chủng tên là Pityoxylon auccinifer Krauss và thêm một vài loài khác.

Những cây thông Pityoxylon auccinifer Krauss mọc thành rừng tại các bờ biển Châu Âu và Châu Mỹ (Nam Mỹ), ngày nay những rừng thông này đã bị vùi sâu dưới đáy biển và dưới lòng đất trong các mỏ than.

Chúng ta thường thấy hổ phách dưới dạng khối nhũ đá hoặc khối nhựa cứng với kích thước to nhỏ không đều, có màu vàng hoặc vàng đỏ trong suốt hoặc lớp bóng mờ phủ ngoài. Bên trong hổ phách, đôi khi có những dị vật hữu cơ như lá cây, cát, hạt, côn trùng,.....

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Hổ phách được khai thác nhiều nhất ở vùng biển Baltic, Cộng hòa Dominica, Myanmar…

Ở Việt Nam, do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên cây lá kim tương đối ít nên số lượng Hổ phách được tìm thấy là khá thấp.

Thu hoạch: Muốn có Hổ phách, người ta đào những mỏ than có Hổ phách, có khi người ta thu lượm ở bờ biển do mưa bão trên biển đã đào những cục Hổ phách chìm sâu dưới đáy biển và quấn chúng vào bờ. Một cách khác để tìm Hổ phách là lặn xuống đáy biển để mò. 

Bộ phận sử dụng của Hổ phách

Đá Hổ phách.

Thành phần hóa học

Hổ phách chứa ít tinh dầu. chủ yếu tìm thấy axit sucxinic.

Thành phần chính là chất nhựa: α, β và γ.

Nhựa γ còn gọi là sucxin (succin) không tan trong cồn, chiếm đến 70% trọng lượng. Sucxin gồm sucxino-resin không xà phòng hóa và phần xà phòng hóa được thành axit sucxinic và sucxinoresinola.

Phần tan trong cồn, người ta lấy được axit sucoxyabictic và axit sucxinoabie-tolic. Axit sucxinoabietolic là một ete axit, xà phòng hóa cho ra axit sucxinoxynvic, sucxinoabietola và bocneola.

Tác dụng của Hổ phách

Theo y học cổ truyền

Đông y coi Hổ phách có vị ngọt (cam), tính bình, vào 4 kinh tâm, can, phế và bàng quang, có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán ứ huyết.

Theo y học hiện đại

Trước kia trong tây y có dùng Hổ phách để làm thuốc chống co thắt tuy nhiên hiện nay không còn dùng nữa, chỉ còn dùng làm đồ trang sức.

Liều lượng và cách dùng Hổ phách

Dùng trong những trường hợp tâm thần bất an, hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay lo sợ, tiểu ra máu, chữa mụn nhọt lâu lành. Ngày dùng 1 g đến 3 g.

Bài thuốc chữa bệnh từ Hổ phách

Chữa mệt mỏi, tinh thần không ổn định, hay quên: Tán mịn 63g nhũ hương, 12g các loại nhân sâm, phục linh, phục thần, 8g các loại viễn chí, nam tinh, xương bồ, 4g hổ phách, 2g chu sa để làm hoàn. Uống 2 lần/ngày, 8g/lần.

Chữa chứng động kinh: Tán mịn 4g nam tinh, 2g các loại hổ phách và chu sa để làm hoàn. Chia nuốt thành 2 lần.

Chữa bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu: Tán thành bột mịn 12g trư linh, 8g các loại mộc thông, biển súc, 2g hổ phách. Uống với nước ấm 2 lần.

Thông huyết, tán huyết, ứ kinh ở phụ nữ: Tán thành bột mịn 12g các loại ô dược, nga truật, đương quy và 2g hổ phách để uống với nước ấm 2 - 3 lần/ngày, 8g/lần.

Lưu ý khi sử dụng Hổ phách

Sách Đông y ghi rằng Hổ phách thường làm suy giảm chân khí, nên chỉ những người bị hỏa suy, thủy thịnh mới nên dùng, những người thuộc hỏa thịnh, thủy suy không nên dùng.

Bảo quản Hổ phách

Không để hổ phách trong cồn vì hổ phách tan trong cồn.

Hiện nay, vì rất hiếm nên hổ phách chủ yếu được dùng để làm đồ trang sức như mặt dây chuyền, vòng đeo tay để giúp người đeo yên tâm. Tuy nhiên, cần lưu ý là người hay bị khát, khô, nóng không phù hợp sử dụng hổ phách.

Hổ phách hiện đang được tìm mua với giá cao như đồ trang sức để mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần cho người mang. Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ cũng tìm mua cho con vì tin vào tác dụng giúp trẻ tiêu hóa tốt, phát triển và giảm đau khi sốt, mọc răng.

Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Dược sĩ

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú có hơn 8 năm kinh nghiệm Dược, có chuyên môn sâu về tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, đánh giá chất lượng sản phẩm qua phản hồi của khách hàng, xây dựng và cập nhật các tài liệu nghiệp vụ của bộ phận.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn