lcp

Huyết Đằng


Huyết đằng hay còn gọi là Đại huyết đằng, Hồng đằng,... thuộc họ Huyết đằng (Sargentodoxaceae) có danh pháp khoa học là Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wiis.. Trong y học, Huyết đằng dùng chữa đau bụng, đau bụng kinh, phong thấp, đầu váng. Ngoài ra, vỏ cây còn được dùng làm thuốc bổ huyết, điều kinh, huyết hư. 

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Huyết đằng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Huyết đằng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

huyết đằng

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Huyết đằng, Đại huyết đằng, Hồng đằng
  • Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wiis.
  • Họ:  họ Huyết đằng (Sargentodoxaceae).
  • Công dụng: Chữa đau bụng, đau bụng kinh, phong thấp, đầu váng (Thân). Vỏ làm thuốc bổ huyết, điều kinh, huyết hư.

Mô tả cây Huyết đằng

Dây leo, thân có thể dài tới 10m, vỏ ngoài hơi màu nâu.

Lá mọc so le, kép, gồm 3 lá chét, cuống lá dài 4,5-10 cm, lá chét giữa có cuống ngắn, lá chét 2 bên gần như không có cuống.

Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá, mọc dài tới 14 cm, mọc thõng xuống. Hoa đực màu vàng xanh, 6 lá đài, 6 cánh tràng. Hoa cái gần như hoa đực, nhiều lá noãn, bầu thượng.

Quả mọng hình trứng dài 8-10 mm. Khi chín màu lam đen.

Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 7-8.

Cây kê huyết đằng (Milletia nitida)

Loại dây leo, lá mọc so le, kép, thường 5 lá chét, cuống lá dài chừng 3-5mm. Lá chét ở giữa dài và to hơn lá chét ở bên. Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc các kẽ lá, dài chừng 14cm, hoa tím, đài hình chuông, tràng hoa hình cánh bướm. Quả giáp dài 7-15 cm. Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 1.

huyết đằng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Các loài kê huyết đằng rất đa dạng, phân bố ở nhiều vùng khác nhau:

Huyết đằng lông phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi phía nam như Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định…

Kê huyết đằng: ở các vùng rừng núi phía bắc, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình

Huyết đằng quả to: mới phát hiện ở rừng Bến En (Như Xuân – Thanh Hóa)

Huyết rồng: ở Đông Nam Bộ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sông Bé, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Hồng đằng: Ở Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hòa Bình

Thu hoạch: Thân gỗ leo thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8 – 10.

Chế biến: Chặt về, cắt bỏ cành lá, để vài ngày cho nhựa se lại, sau mới chặt khúc, phơi khô. Dược liệu khi tươi cắt ngang có nhựa đỏ như máu tiết ra, lúc khô ở mặt cắt có nhiều vòng đen do nhựa quánh lại.

Đối với loài hồng đằng có thể chế biến bằng cách rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày 3 – 5mm. Trong trường hợp thân khô cứng, phải ngâm 12 giờ, ủ 1-2 giờ (có khi còn đồ) cho mềm rồi mới thái phiến, phơi khô.

Bộ phận sử dụng của Huyết đằng

Thân gỗ sau khi thu hoạch và chế biến được dùng làm dược liệu.

huyết đằng

Thành phần hóa học

Trong Kê huyết đằng có Milletol.

Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa.

Friedelan-3-Alpha-Ol, Daucosterol, Beta Sitosterol, 7-Oxo-Beta-Sitosterol, Formononetin, Ononin,Prunetin, Afrormosin, Daidzein, 3,7-Dihydroxy-6-methoxy-dihydroflavonol, Epicatechin, Isoliquiritigenin, 2’, 4’, 3, 4-tetrahydroxy chalcone, Licochalcone, Medicagol, Protocatechuic acid, 9-Methoxycoumestrol, Cajanin(Lâm Thành, Trung Thảo Dược 1989, 20 (2): 53).

Trong rễ có: Stigmast-5-ene-3 Beta-7 Alpha-Diol), 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 6 Alpha-Diol.

Tác dụng của Huyết đằng

Theo y học cổ truyền

Tính vị: vị đắng, tính bình

Tác dụng: bổ huyết, chỉ thống , thanh nhiệt, giải độc

Công dụng: Dùng trong kinh nghiệm dân gian, làm thuốc chữa thiếu máu, lưng gối đau mỏi, chân tay tê liệt, kinh nguyệt không đều.

Theo y học hiện đại

Dịch chiết hồng đằng (0,5%), trên tim ếch cô lập có tác dụng ức chế, giảm sức co bóp cơ tim đồng thời làm chậm nhịp tim. Dịch chiết hồng đằng 1% trên tiêu bản giải động mạch chủ cô lập thỏ thể hiện tác dụng 2 chiều, giai đoạn đầu có tác dụng, kích thích tiếp theo là ức chế. Thí nghiệm trên mèo, dịch chiết hồng đằng tiêm tĩnh mạch với liều 0,1g/kg có tác dụng hạ huyết áp, tác dụng này bị atropin đối kháng. Trên cơ trơn ruột cô lập chuột nhắt trắng, dịch chiết 1% và 5% có tác dụng ức chế co bóp. Ngoài ra, hồng đằng còn có tác dụng chống oxy hóa, đối kháng với gốc tự do; dịch chiết hồng đằng thí nghiệm trên chuột nhắt trắng tiêm phúc mạc với liều 2,0 g/kg có tác dụng nâng cao khả năng chịu đựng trạng thái thiếu oxy ở điều kiện áp lực bình thường.

Liều lượng và cách dùng Huyết đằng

10-15g sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc chữa bệnh từ Huyết đằng

Chữa thiếu máu hư lao: Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10  ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Mỗi ngày uống 2-4g, pha với ít rượu.

Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: Kê huyết đằng 12g, cây mua núi 12g, rễ gối hạc 12g, rễ phòng kỷ 10g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g, dây đau xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống. Ngày 50ml chia làm 2 lần.

Hoặc kê huyết đằng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cô xước, xấu hổ, quế chi, núc nác, mỗi vị 4-6g, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.

Chữa kinh nguyệt không đều: Kê huyết đằng 10g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm một lần trong ngày. Phụ nữ có thai không được dùng.

Hoặc kê huyết đằng 16g, ích mẫu 16g, sinh địa 12g, nghệ 8g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g. Sắc uống trong ngày

Lưu ý khi sử dụng Huyết đằng

Phụ nữ mang thai không dùng.

Bảo quản Huyết đằng

Bảo quản nơi khô thoáng.

 

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Huyết đằng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn