lcp

Nghệ vàng: Tác dụng, cách dùng và lưu ý


Nghệ vàng, còn được gọi là Khương hoàng, hay thân rễ Nghệ, là dược liệu có tính ấm, vị đắng được sử dụng phổ biến để điều trị viêm loét dạ dày, chữa khó thở, bế kinh, sườn đau tức, vết thương lâu lành miệng, thuộc họ Gừng với danh pháp khoa học là Zingiberaceae. 

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Nghệ vàng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Nghệ vàng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Nghệ vàng, Khương hoàng.
  • Tên khoa học: Curcuma longa L.
  • Họ: họ Gừng (Zingiberaceae).
  • Công dụng: dùng trong kinh nguyệt không đều, bế kinh, ngực bụng trướng, đau tức, khó thở, sau khi sinh bị ứ huyết, kết cục gây đau bụng, hoặc bị chấn thương phần mềm gây ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
nghệ vàng

Mô tả Nghệ vàng

Thuộc cây thân cỏ, cao 0,6 - 1 m. Thân rễ to, phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục, có ngấn, màu vàng sẫm đến đỏ cam, mùi thơm.

Bẹ lá ôm lấy nhau tạo thân giả, mọc thẳng từ thân rễ, gốc phiến lá thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, dài 30 - 40 cm , rộng 10 – 15 cm, hai mặt nhẵn cùng màu xanh nhạt, mép lá nguyên uốn lượn.

Cụm hoa mọc từ giữa túm lá, hình trụ hoặc hình trứng, trên một cán mập dài đến 20 cm. Lá bắc rời, màu rất nhạt. Những hoa ở gốc cụm hoa là hoa sinh sản, màu lục hoặc trắng nhạt, những hoa gần ngọn hẹp hơn pha hồng ở đầu lá. Mỗi hoa gồm 3 lá đài dạng răng, không đều; tràng hình ống dài, cánh giữa dài hơn các cánh bên, màu vàng. Nhị mang bao phấn có cựa do một phần lồi ra của chung đới; nhị lép dài hơn bao phấn; cánh môi gần hình mắt chim, hơi chia 3 thuỳ. Bầu có lông.

Quả nang chia thành 3 ô, nứt bằng van. Hạt có áo.

Cây ra hoa vào khoảng từ tháng 3 - 5.

Nghệ vàng là phần thân rễ của củ Nghệ. Cần phân biệt với Uất kim, là vị thuốc từ rễ Nghệ, với tên khoa học là Radix Curcumae Longae. Hai vị thuốc này đều có nguồn gốc từ cây Nghệ do đó rất dễ bị nhầm lẫn.

Hai vị thuốc này hoàn toàn khác nhau về tính vị, công năng, chủ trị, cách dùng và liều lượng khuyến cáo. Hiện tại rất nhiều y thư gộp chung hai vị thuốc này gây ảnh hưởng đến công dụng và sức khỏe người dùng. Do đó, trước khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

nghệ vàng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Nghệ vàng được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và các quốc gia nhiệt đới khác.

Ở nước ta, Nghệ được trồng ở khắp nơi trên cả nước để làm gia vị và thuốc điều trị bệnh.  

Thu hoạch và chế biến: Tiến hành thu hoạch Nghệ vào mùa đông khi cây lụi đi.

Muốn bảo quản sử dụng dược liệu được lâu dài cần đồ hoặc hấp trong 6 – 12 giờ. Sau đó đợi dược liệu ráo nước, mang đi phơi nắng hoặc sấy khô. Phần thân củ Nghệ gọi là Nghệ vàng, rễ gọi là Uất kim.

Bộ phận sử dụng của Nghệ vàng

Nghệ vàng là phần thân rễ của Nghệ vàng, hay còn gọi là củ Nghệ.

nghệ vàng

Thành phần hóa học

Các thành phần chính được tìm thấy trong Nghệ vàng bao gồm:

  • 8 – 10% nước
  • 6 – 8% chất vô cơ
  • 40 – 50% tinh bột nhựa
  • 0,3% Curcumin
  • 1 – 5% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm
  • Tinh bột
  • Chất béo
  • Canxi Oxalat

Tác dụng của Nghệ vàng

Theo y học cổ truyền

1. Tính vị

Tính ôn (ấm), vị đắng (khô), cay (tân).

2. Quy kinh

Nghệ vàng quy về kinh Tỳ và Can.

Theo y học hiện đại

Kích thích sự bài tiết của tế bào mật, có tính chất thông mật, tăng sự co bóp của túi mật.

Tinh dầu pha loãng có thể tiêu diệt nấm và hỗ trợ sát trùng đối với nấm và các loại vi trùng khác.

Tác dụng hưng phấn tử cung, giúp tử cung co bóp đều đặn, thời gian tác dụng kéo dài 5 – 7 giờ.

Tác dụng hạ huyết áp và đình chỉ hoạt động hô hấp.

Tác động lên cơ năng giải độc của gan, uống liên tục có thể làm tăng khả năng giải độc.

Đối với bệnh nhân Galactoza, sử dụng Nghệ vàng có thể làm giảm lượng Galactoza.

Đối với người có lượng Urobilin trong nước tiểu tăng cao, sử dụng Nghệ vàng có thể làm lượng Urobilin giảm xuống.

Tác dụng với sự bài tiết mật, làm tăng lượng dịch mật ở tá tràng nhưng không làm tăng Bilirubin.

Tác dụng ức chế sự phát triển của vi trùng lao.

Có thể thấm qua các màng tế bào đặc biệt của vi khuẩn lao và hủi.

Độc tính: Thí nghiệm trên chuột cho thấy tinh dầu Nghệ vàng sử dụng với liều lượng 9.2 ml / kg có thể gây độc.

Liều lượng và cách dùng Nghệ vàng

Nghệ vàng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, dạng viên hoàn, dạng bột hoặc dùng thoa ngoài da. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều lượng khuyến cáo: 3 – 10 g mỗi ngày dưới dạng uống trong, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và bài thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh từ Nghệ vàng

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh

Sử dụng Nghệ vàng 250g và Phèn chua 100g, tán thành bột mịn, hòa với nước cháo làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 50 viên, khi dùng hết thì bệnh khỏi.

2. Chữa viêm gan virus mạn tính

Sử dụng Nghệ vàng 12g, Bạch mao căn, Nhân trần, Bồ công anh, mỗi vị 40g, Đại hoàng, Hoàng liên, mỗi vị đều 9g, Chi tử 16g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang thuốc, liên tục trong 3 – 4 tuần.

3. Điều trị viêm gan mạn tính

Dùng Nghệ vàng 4g, Đình lịch tử, Côn bố, mỗi vị đều 12g, Hải tảo, hạt Bìm bìm, mỗi vị đều 10g, Quế tấm 6g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần dùng uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang.

4. Chữa sỏi mật, sỏi gan

Dùng củ Nghệ, Phèn chua đều 10g, tán thành bột, uống trước bữa ăn, mỗi ngày một thang. Nếu có Mật gấu có thể gia thêm để tăng công dụng.

5. Chữa thổ huyết, chảy máu cam

Sử dụng Nghệ vàng tán nhỏ, mỗi ngày dùng uống 4 – 6 g, chiêu thuốc bằng nước.

Lưu ý khi sử dụng Nghệ vàng

Phụ nữ có thai, các bệnh sản hậu (sau sinh đẻ) mà không phải do nhiệt kế ứ không nên dùng.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên dùng. Nghệ vàng có thể tác dụng xấu đến các loại thuốc kháng Axit và gây nên các cơn đau dạ dày ngoài ý muốn.

Người thiếu máu không dùng.

Bệnh nhân tiểu đường, huyết áp và sỏi thận trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn không dùng.

Người sắp thực hiện phẫu thuật không dùng. Nghệ có thể chống đông máu do đó có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nghệ vàng là gia vị phổ biến thường được dùng để thêm vào các món ăn để tăng hương vị. Tuy nhiên, nếu cần sử dụng Nghệ như một vị thuốc, người dùng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Người chuẩn bị phẫu thuật.

Bảo quản dược liệu Nghệ vàng

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh để bị ẩm mốc

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Nghệ vàng cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc.

Sản phẩm có thành phần Nghệ vàng

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn