lcp

Nữ lang


Cây nữ lang còn được gọi là Sì to (tên gọi của người Mèo ở Lào Cai), một vị thuốc nam rất phổ biến trong các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, tuy nhiên ở nước ta vẫn còn rất ít người biết và sử dụng vị thuốc quý giá này. Cây nữ lang bắt đầu được biết đến từ thế kỷ thứ 2 và trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ thứ 7. Loại cây này từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc để điều trị co giật, viêm loét dạ dày và bảo vệ gan hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Nữ lang cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Nữ lang, Sì to.
  • Tên khoa học: Valeriana hardwickii Wall.
  • Họ:  Valerianaceae (Nữ lang).
  • Công dụng: dùng làm thuốc an thần, giảm lo âu, chữa mất ngủ, động kinh, đau dạ dày.

Mô tả cây Nữ lang

Cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao khoảng 1m, có khi hơn. Thân nhẵn, có rãnh, đôi khi có lông trên các đốt và ở gốc.

Lá kép lông chim lẻ, dài 5-10 cm, rộng 3,5-7,5 cm, 3-5 lá chét nguyên hay khía răng, dài 1-6 cm, rộng 0,5-3 cm, không cuống, lá chét tận cùng lớn hơn, lá ở gốc thường khô héo trước khi cây có quả.

Cụm hoa mọc thành xim ngù, tỏa rộng trên một cán dài; lá bắc khía răng; hoa nhỏ màu trắng; đài dính với bầu, có 10 răng nhọn; tràng 5 cánh hợp ở phía dưới thành ống hẹp; nhị có chỉ nhị ngắn, bầu hạ.

Quả bế dẹt, một mặt có 3 đường lồi, mặt kia sần sùi, mang đài tồn tại, có răng mảnh, nhọn, nom như lông.

Mùa quả tháng 10 – tháng 2.

Nữ lang

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Trên thế giới V. hardwickii mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Malaysia, Indonesia. Ở nuớc ta, Nữ lang (V. hardwickii) mọc ở Ô Quý Hồ, Tả Giàng Phình, núi Hàm Rồng, Xà Xén, Sapa, Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc), Quảng Nam (Trà My: Ngọc Linh), Kon Tum (Đắk Tô: Ngọc Linh), Lâm Đồng (Đà Lạt).

Nữ lang được xếp vào loại cây quý hiếm ở Việt Nam. Vài năm gần đây, cây đã được thu thập và trồng tại Trại thuốc Sa Pa – Viện dược liệu với kết quả tốt.

Cây được thu hái vào khoảng tháng 10 - 12 mỗi năm, mùa thu đến hết mùa đông chính là thời điểm rễ cây nữ lang phát triển mạnh và có dược tính cao nhất trong năm.

Nữ lang

Bộ phận sử dụng của Nữ lang

Rễ thu hái vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô

Nữ lang

Thành phần hóa học

Cây nữ lang có rất nhiều tinh dầu, ngoài ra còn chứa từ 5 - 10% các chất vô cơ, gluxit (tinh bột, saccarozo), các axit hữu cơ (ben­zoic, salicylic, cafeic, chlorogenic), lipid, sterol, tanin...

Tác dụng của Nữ lang

Theo y học cổ truyền

Vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng kích thích mạnh, lợi trung tiện, sát trùng.

Theo y học hiện đại

ông dụng của cây nữ lang là an thần và điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Ngày nay cây nữ lang còn được ứng dụng nhiều hơn trong Y học hiện đại bởi hiệu quả tiên tiến hơn so với các loại thuốc ngủ hiện nay, đặc biệt còn điều trị mất ngủ cho trẻ em bởi tính an toàn của thuốc. Công dụng điều trị mất ngủ của cây nữ lang so sánh ngang với vị thuốc Hoa tam thất. Tại Pháp, mỗi năm tiêu thụ từ 100 - 150 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc an thần. Cách đây hàng trăm năm, những người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang để làm thuốc an thần và điều trị mất ngủ.

Thành phần hóa học có tác dụng quan trọng nhất trong cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates, chúng sẽ gắn kết vào thụ thể GABA, giúp ngăn chặn đường truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương, hỗ trợ phục hồi quá trình ức chế não bộ, giúp giảm kích thích, tạo cảm giác dễ ngủ hơn. Khác với các thuốc Tây, sử dụng cây nữ lang để điều trị chứng mất ngủ lâu dài là khá an toàn, không gây ra các tác dụng phụ gây nghiện, lệ thuộc thuốc, giảm tập trung, giảm trí nhớ hoặc bất kì tình trạng suy giảm hoạt động thể chất nào khác.

Ngoài ra cây nữ lang cũng cho một số tác dụng khác như:

Chống co giật;

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày;

Giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim);

Bảo vệ gan, hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan B.

Liều lượng và cách dùng Nữ lang

Cây nữ lang được nhân dân địa phương dùng làm thuốc an thần, giảm lo âu phiền muội, chữa mất ngủ, động kinh, đau dạ dày.

Khi dùng lấy 10g dược liệu hãm với 100ml nước sôi, để nguội, uống trong ngày.

Hoặc nghiền bột dược liệu thành bột uống mỗi này 1-4g.

Có thể thái nhỏ chiêu ngâm cồn 60 độ với tỷ lệ 1:5, ngày dùng 2-10g pha loãng.

Còn dùng dạng cao mềm, mỗi ngày 1-4g.

Ở Ấn Độ và Indonesia, rễ nữ lang là thuốc thay thế tốt cho V. officinalis dưới dạng rượu thuốc. Ngoài ra, ở Ấn Độ, nữ lang còn được dùng làm hương liệu, thuốc thơm tóc.

Lưu ý khi sử dụng Nữ lang

Chưa có đầy đủ thông tin về mức độ an toàn của cây nữ lang với phụ nữ mang thai và cho con bú;

Nên ngừng sử dụng nữ lang ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.

Bảo quản Nữ lang

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Nữ lang. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Nữ lang

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn