lcp

Pantoprazole


Pantoprazole, thuộc nhóm ức chế bơm acid dạ dày (PPI), là dẫn chất của benzimidazole được chỉ định điều trị ngắn hạn (tối đa 16 tuần) cho các bệnh về dạ dày và điều trị dài ngày cho tình trạng tăng tiết bệnh lý như hội chứng Zollinger- Ellison.

Thông tin chung

Tên chung quốc tế: Pantoprazole (Pantoprazol)

Mã ATC: A02BC02

Loại thuốc: Thuốc ức chế bơm proton, ức chế tiết acid dịch vị

Dạng thuốc và hàm lượng: 

  • Viên nén bao tan trong ruột: 20 mg, 40 mg.
  • Viên nang tan trong ruột: 40 mg.
  • Bột pha tiêm: Lọ 40 mg (dạng muối natri).

Dược lý

Dược lực học

Pantoprazole là thuốc ức chế bơm proton có cấu trúc và tác dụng tương tự như omeprazole. Là một benzimidazole đã gắn nhóm thế, pantoprazole được proton hóa thành dạng hoạt động trong các ống tiết acid của tế bào thành dạ dày, tại đó thuốc ức chế enzym H+/K+ATPase còn gọi là bơm proton, giai đoạn cuối cùng của bài tiết acid dạ dày.

Sau khi uống, tác dụng chống tiết của Pantoprazole kéo dài hơn 24 giờ. Trong vòng 2,5 giờ sau khi cho người khỏe mạnh uống 40 mg Pantoprazole, bài tiết acid của dạ dày bị ức chế khoảng 51%.

Nếu uống ngày một lần 40 mg trong 7 ngày thì sự ức chế này lên tới 85 %. Bài tiết acid dạ dày trở lại bình thường trong vòng 1 tuần sau khi ngừng Pantoprazole và không thấy có hiện tượng tăng tiết trở lại. Sau khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng chống tiết acid của Pantoprazole kéo dài 24 giờ.

Với 1 liều tiêm tĩnh mạch từ 20 đến 120 mg Pantoprazole cho người khỏe mạnh, tác dụng của thuốc bắt đầu trong vòng 15 - 30 phút và sự ức chế lượng acid dạ dày tiết ra trong 24 giờ phụ thuộc theo liều trong khoảng 20 - 80 mg.

Trong vòng 2 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch 80 mg Pantoprazole , đã đạt được sự kìm hãm tối ưu lượng acid tiết ra, với liều 120 mg, sự kìm hãm này không thấy tăng thêm đáng kể.

Pantoprazole có thể kìm hãm được vi khuẩn Helicobacter pylori ở người bệnh loét dạ dày tá tràng và/hoặc viêm thực quản trào ngược bị nhiễm vi khuẩn này. Phối hợp điều trị Pantoprazol với thuốc kháng sinh (thí dụ clarithromycin, amoxicillin) có thể tiệt trừ H.pylori kèm theo liền ổ loét và thuyên giảm bệnh lâu dài hạn

Dược động học

Hấp thu

Pantoprazole hấp thu nhanh, nồng độ trong huyết tương đạt cao nhất sau khi uống khoảng 2 - 2,5 giờ. Thuốc ít bị chuyển hóa bước một ở gan, sinh khả dụng đường uống khoảng 77%. Khởi phát tác dụng sau 15–30 phút truyền tĩnh mạch 20 đến 120 mg.

Ức chế khoảng 96% lượng axit do pentagastrin kích thích trong vòng 2 giờ sau khi truyền 80 mg IV.

Sự tiết axit bình thường trở lại trong vòng một tuần sau khi ngừng sử dụng Pantoprazole đường uống.

Phân bố

Khoảng 98% Pantoprazole gắn vào protein huyết tương, thể tích phân bố khoảng 0,17 lít/kg.

Chuyển hóa

Pantoprazole chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ isoenzyme CYP2C19 của cytochrom P450 để thành desmethylpantoprazole. Một phần nhỏ được chuyển hóa bởi CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C9.

Thải trừ

Các chất chuyển hóa được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (80%), phần còn lại qua mật vào phân. Nửa đời thải trừ của Pantoprazole khoảng 1 giờ, và kéo dài trong suy gan, nửa đời thải trừ ở người xơ gan là 3 - 6 giờ.

Chỉ định của thuốc Pantoprazole

Thuốc Pantoprazole chỉ định trong trường hợp:

  • Trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Loét dạ dày, tá tràng.
  • Dự phòng loét dạ dày, tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid, do stress.
  • Hội chứng Zollinger - Ellison.

Chống chỉ định của Pantoprazole

Thuốc Pantoprazole chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc Pantoprazole

Trước khi dùng Pantoprazole hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác, phải loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày hoặc thực quản vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng và làm chậm chẩn đoán ung thư.

Ở người suy gan nặng, cần xem xét giảm liều Pantoprazole hoặc dùng cách ngày. Có thể dùng liều uống hoặc tiêm tĩnh mạch tối đa là 20 mg/ngày hoặc uống 40 mg, cách 1 ngày 1 lần.

Liều trên 40 mg/ngày chưa được nghiên cứu ở người bệnh suy gan. Phải theo dõi các enzym gan trong quá trình điều trị. Nếu thấy tăng, phải ngừng thuốc.

Ở người suy thận: Đa số các nghiên cứu đều không thấy sự thay đổi về dược động học của Pantoprazole. Không khuyến cáo phải điều chỉnh liều ở nhóm bệnh nhân này. Tuy nhiên chỉ nên dùng liều uống đến tối đa là 40 mg.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn: Làm tăng số lượng vi khuẩn thường trú trong đường tiêu hóa trong dạ dày. Điều trị bằng các thuốc giảm cid dẫn đến tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa như Salmonella, Campylobacter hoặc Clostridium difficile.

Thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến các trường hợp bệnh lupus ban đỏ da bán cấp rất hiếm gặp. Nếu các tổn thương xảy ra, đặc biệt là ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và nếu kèm theo đau khớp, bệnh nhân nên đi khám chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên xem xét ngừng thuốc.

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng Pantoprazole trên người trong thời kỳ mang thai.Khoảng 6.000 phụ nữ mang thai đã sử dụng PPI trong lần mang thai đầu tiên ba tháng đầu cho đến nay đã được ghi nhận (ví dụ, được báo cáo trong Erichsen 2012, Pasternak 2010, Gill 2009a, Diav-Citrin 2005, Källén 1998, Källén, 2001). Mỗi loại PPI đều có kinh nghiệm về khoảng 500–1.000 ca mang thai. Không có nghiên cứu nào chỉ ra sự gia tăng nguy cơ dị tật; các vấn đề khác cũng không được mô tả. Một nghiên cứu (Colvin 2011) đã gợi ý rằng sinh non có thể nguy hiểm hơn, phổ biến sau khi sử dụng PPI, mặc dù điều này dường như không ảnh hưởng về mặt sinh học.  Chỉ dùng pantoprazole khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai.

Mối liên quan giữa việc tiếp xúc với thuốc kháng axit trong tử cung và bệnh hen suyễn ở trẻ em đã được tìm thấy trong một nghiên cứu liên kết và phân tích một số đăng ký của Thụy Điển. Trong khi tỷ lệ hiện mắc bình thường là 3,7% thì nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em là 5,6% sau khi tiếp xúc. Thuốc được sử dụng là PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2, thuốc điều trị của Helicobacter pylori và sucralfate; thuốc kháng axit không được đưa vào vì chúng có sẵn không cần kê toa (Dehlink 2009). Một nghiên cứu khác đánh giá 197.060 trẻ độc thân sinh từ năm 1996 đến năm 2008 ở miền bắc Đan Mạch quan sát thấy rằng việc tiếp xúc trước khi sinh với PPI và thuốc đối kháng thụ thể H2 là liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn (Andersen 2012).

Các mô hình động vật đã tiết lộ bằng chứng về những thay đổi về chiều dài và trọng lượng xương đùi khi dùng thuốc từ ngày mang thai thứ 6 đến ngày cho con bú thứ 21. Không có dữ liệu được kiểm soát trong thai kỳ ở người.

AU TGA thai kỳ loại B3: Các loại thuốc chỉ được sử dụng bởi một số lượng hạn chế phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác lên thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bằng chứng về sự gia tăng tổn thương bào thai, ý nghĩa của hiện tượng này được coi là không chắc chắn ở người.

Thời kỳ cho con bú

Bài tiết vào sữa mẹ: Có (uống); Không rõ (đường tiêm)

Bài tiết vào sữa động vật: Có (đường tiêm)

Theo một báo cáo lâm sàng, pantoprazole chỉ chuyển vào sữa mẹ với số lượng nhỏ (2,8% nồng độ trong huyết tương của mẹ). Sau 40 mg liều sử dụng,, liều tương đối cho trẻ sơ sinh là dưới 1% (Plante 2004). Pantoprazole có phân bố vào sữa mẹ, cần cân nhắc ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc tùy theo lợi ích của Pantoprazole với người mẹ. Bên cạnh omeprazole, pantoprazole là lựa chọn hợp lý nhất. 

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp

  • Mệt, chóng mặt, nhức đầu, ban da, mày đay, khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, ỉa chảy, đau cơ, đau khớp.

Ít gặp

  • Suy nhược, choáng váng, chóng mặt, mất ngủ, ngứa, tăng enzym gan.

Hiếm gặp

  • Toát mồ hôi, phù ngoại biên, tình trạng khó chịu, phản vệ.
  • Ban dát sần, trứng cá, rụng tóc, viêm da tróc vẩy, phù mạch, hồng ban đa dạng.
  • Viêm miệng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Nhìn mờ, chứng sợ ánh sáng.
  • Ngủ gà, tình trạng kích động hoặc ức chế,ù tai, nhầm lẫn, ảo giác, dị cảm.
  • Tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Liệt dương, bất lực ở nam giới.
  • Đái máu, viêm thận kẽ.
  • Viêm gan vàng da, bệnh não ở người suy gan, tăng triglycerid.
  • Giảm natri huyết.

Liều lượng và cách dùng Pantoprazole

Liều dùng Pantoprazole

Người lớn

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Đường tiêm:

  • Dùng liều 40 mg x 1 lần/ngày trong 7 đến 10 ngày, tiêm truyền tĩnh mạch trong thời gian 15 phút.
  • Điều trị bằng đường tĩnh mạch nên được ngừng ngay khi bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị bằng đường uống.

Đường uống:

  • Dùng liều 40 mg uống mỗi ngày một lần, dùng trong thời gian ngắn (lên đến 8 tuần), tuy nhiên có thể cân nhắc thêm 8 tuần đối với những bệnh nhân chưa lành sau đợt điều trị ban đầu.
  • Chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả sau 16 tuần điều trị.

Loét dạ dày - tá tràng: Uống mỗi ngày một lần 40 mg trong 2 – 4 tuần đối với loét tá tràng và 4 - 8 tuần đối với loét dạ dầy lành tính.

Để tiệt trừ H. pylori, có thể phối hợp Pantoprazole với 2 kháng sinh trong phác đồ điều trị 3 thuốc hoặc 4 thuốc trong một tuần:

  • Liệu pháp ba thuốc: Pantoprazole 40 mg, 2 lần mỗi ngày (uống buổi sáng và tối) phối hợp với clarithromycin 500 mg, ngày 2 lần và amoxicilin 1 g, ngày 2 lần hoặc phối hợp với clarithromycin 250 mg, ngày 2 lần và metronidazole 400 mg, ngày 2 lần.
  • Liệu pháp bốn thuốc: Pantoprazole 40 mg uống hai lần mỗi ngày trong 7 ngày, đồng thời với bismuth subcitrate và tetracycline, hai lần mỗi ngày và metronidazole 200 mg, ba lần mỗi ngày và 400 mg trước khi đi ngủ.
  • Tiếp theo là 40 mg Pantoprazole uống một lần mỗi ngày cho đến ngày 28.

Dự phòng loét đường tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid: Liều uống ngày một lần 20 mg.

Tình trạng tăng tiết acid bệnh lý trong hội chứng Zollinger - Ellison:

Đường tiêm:

  • Dùng liều 80 mg, cứ 12 giờ một lần, truyền trong 15 phút.
  • Liều hàng ngày cao hơn 240 mg được chia thành các liều lượng bằng nhau khi truyền trong 15 phút, hoặc dùng trong hơn 6 ngày chưa được nghiên cứu.

Đường uống: 

  • Dùng liều 40 mg x 2 lần/ngày, tối đa là 240 mg/ngày.

Trẻ em

Trẻ em: Dữ liệu ở trẻ em còn hạn chế. Không dùng Pantoprazole cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Cách dùng

Pantoprazole được dùng dưới dạng muối natri: 11,28 mg pantoprazol natri tương đương với 10 mg Pantoprazole.

Đường uống: 

  • Dùng mỗi ngày một lần vào buổi sáng, trước ăn 30 – 60 phút.
  • Vì Pantoprazole bị phá hủy ở môi trường acid nên phải dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột. Khi uống Pantoprazole phải nuốt cả viên, không được bẻ, nhai làm vỡ viên thuốc. Phải tuân thủ cả đợt điều trị.

Đường tiêm:

  • Pha lọ 40 mg Pantoprazole với 10 ml dung dịch natri cloride 0,9%, hòa loãng với 100 ml dịch truyền.
  • Dịch truyền có thể là dung dịch tiêm natri clorid 0,9%, dextrose 5% hoặc dung dịch Ringer lactate.
  • Khi pha loãng như vậy, có thể có kết tủa tuy vậy không làm thay đổi chất lượng thuốc nhưng phải truyền qua bộ lọc của dây truyền và phải truyền riêng rẽ với các dung dịch tiêm khác.

Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều và độc tính

Không có triệu chứng quá liều nào được biết ở người. Các liều tới 240 mg được tiêm trong 2 phút bằng đường tĩnh mạch mà vẫn dung nạp tốt.

Cách xử lý khi quá liều

Trường hợp quá liều mà có những dấu hiệu ngộ độc trên lâm sàng, thì áp dụng cách điều trị triệu chứng.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc - thuốc:

Pantoprazole được chuyển hóa qua gan nhờ hệ thống enzym cytochrom P450. Không loại trừ có thể có tương tác với một chất khác cũng được chuyển hóa qua chính hệ thống enzym này.

Tuy nhiên không thấy có tương tác nào có ý nghĩa lâm sàng giữa Pantoprazole với các thuốc như carbamazepin, cafein, diazepam, diclofenac, digoxin, ethanol, glibenclamide, metoprolol, naproxen, nifedipin, phenytoin, piroxicam, theophylin và thuốc tránh thai uống.

Giống như các thuốc ức chế bơm proton khác, Pantoprazole có thể làm giảm hấp thu một số thuốc mà sự hấp thu của chúng phụ thuộc vào pH dạ dày như ketoconazole, itraconazole. Không có tương tác giữa Pantoprazole với các antacid uống cùng.

Tương tác thuốc - bệnh: 

Pantoprazole ⇔ C.diff (Mối nguy tiềm ẩn lớn, mức độ hợp lý vừa phải. Điều kiện áp dụng: Viêm đại tràng giả mạc, Tiêu chảy): Các nghiên cứu quan sát được công bố cho thấy việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile (CDAD), đặc biệt ở những bệnh nhân nhập viện. Chẩn đoán này nên được xem xét đối với trường hợp tiêu chảy không cải thiện. Khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng liều thấp nhất và thời gian điều trị PPI ngắn nhất phù hợp với tình trạng bệnh đang được điều trị. Nên theo dõi chặt chẽ ở những bệnh nhân bị tiêu chảy và ở những người dùng thuốc kháng khuẩn vì CDAD đã được báo cáo khi sử dụng gần như tất cả các thuốc này. Điều trị bằng thuốc kháng khuẩn làm thay đổi hệ vi sinh vật bình thường của ruột kết, dẫn đến sự phát triển quá mức của C. difficile. C. difficile tạo ra độc tố A và B, góp phần vào sự phát triển của CDAD. 

Pantoprazole ⇔ bệnh gan (Nguy cơ tiềm tàng vừa phải, độ tin cậy thấp): Pantoprazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Ở những bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình, đã quan sát thấy sự tích lũy thuốc rất ít sau khi dùng nhiều liều một lần mỗi ngày. Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, dữ liệu liên quan đến phân bố dược động học của pantoprazole ở bệnh nhân suy gan nặng còn hạn chế. Liều dùng trong ngày thay thế có thể phù hợp trong một số trường hợp.

Pantoprazole ⇔ Loãng xương và gãy xương (Nguy cơ tiềm ẩn vừa phải, mức độ hợp lý vừa phải. Điều kiện áp dụng: Loãng xương): Nhiều nghiên cứu quan sát được công bố khác nhau đã báo cáo rằng liệu pháp PPI có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống liên quan đến loãng xương. Nguy cơ tăng lên ở những bệnh nhân dùng liều cao (nhiều liều mỗi ngày) và điều trị lâu dài (một năm hoặc lâu hơn). Bệnh nhân nên sử dụng liều thấp nhất và thời gian điều trị PPI ngắn nhất phù hợp với tình trạng đang điều trị. Cần thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương liên quan đến loãng xương và cần được quản lý theo hướng dẫn điều trị đã được thiết lập.

Pantoprazole ⇔ Hạ magie máu (Nguy cơ tiềm ẩn vừa phải, mức độ hợp lý vừa phải. Điều kiện áp dụng: Mất cân bằng magie): Hạ magie máu có triệu chứng và không có triệu chứng hiếm khi được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị bằng PPI trong ít nhất 3 tháng, trong hầu hết các trường hợp sau một năm điều trị. Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm co giật, co giật và rối loạn nhịp tim. Nên thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân dễ bị mất cân bằng magie như bệnh nhân đang dùng các loại thuốc khác có thể gây hạ magie máu (ví dụ thuốc lợi tiểu). Khuyến khích theo dõi thường xuyên.

Bảo quản

Bảo quản ở 25 oC. Trong các cuộc đi chơi, cho phép bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 oC.


Nguồn tài liệu tham khảo:

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Pantoprazole

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Pantoprazole

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn