lcp

Viễn chí là gì? Tác dụng và vị thuốc từ cây Viễn chí


Viễn chí là một trong những loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y. Trong cây có chứa nhiều thành phần có tác dụng trị các bệnh đau họng, đau đầu, nước tiểu đục, nước tiểu đỏ và một số bệnh khác. Vậy cây viễn chí có hình thái như thế nào? Tác dụng điều trị bệnh là gì? Khi dùng cây viễn chí thì cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn?

1. Đặc điểm sinh thái cây viễn chí

  • Tên gọi khác: Khổ viễn chí, tỉnh tâm trượng, viễn chí nhục, yêu nhiễu, khổ yêu, chích viễn chí, chí thông, nga quản chí thông,…
  • Tên dược: Radix Polygalae
  • Tên khoa học: Polygala tenuifolia Willd
  • Họ: Viễn chí – Polygalaceae

Phân bố

Hiện nay, ở nước ta có nhiều loài cây viễn chí thuộc chi Polygala. Chúng mọc tại nhiều khu vực khác nhau trên cả nước. Cụ thể là:

  • Polygala cardiocarpa Kurz có mọc tại Côn Đảo, Bà Rịa, Biên Hoà và ở Khôn, Stung treng (Lào).
  • Polygala tonkinensis Chodat mọc ở Ba Vì ( Hà Nội), Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam.
  • Polygala japonica Houtt có xuất hiện ở Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam.
  • Polygala brachystachya DC có mọc nhiều ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam và ở Sedan, Khôn, Stung treng của Lào.
  • Polygala glomerata Lour. mọc ở khắp miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
  • Polygala aurata Gagnep. var. macrotachya Gagnep mọc tại các tỉnh như Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam.
  • Polygala sibirica L. chỉ được phát hiện tại Đà Lạt
cây viễn chí

Một loài cây viễn chí hay còn gọi là nam viễn chí

Mô tả cây viễn chí

Sau đây là đặc điểm sinh thái của những loài cây viễn chí có thể dùng để làm thuốc:

Cây Polygala japonica Houtt:

Loại cây này còn có tên gọi là nam viễn chí. Đây là một loài cỏ nhỏ, có chiều cao từ 10 đến 20cm. Cành mọc ra ngay từ gốc. Cành cây rất nhỏ, có hình sợi mọc lan ra, trên cành được phủ một lớp lông mịn. Là cây nam viễn chí  này có nhiều hình dạng khác nhau. Cụ thể như lá phía dưới có hình bầu dục, lá phía trên lại hình dài có đầu nhọn, mép là cuốn xuống mặt dưới. Cuống lá chỉ dài khoảng 0.5mm. 

Hoa của cây mọc thành chùm ngắn, mỗi chùm có hai đến ba hoa. Hoa có màu xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa hoa và tím ở đỉnh hoa. Quả có hình bầu dục, nhẵn, rộng 1mm. Hoa nở vào tháng 3 ở tình Ninh Bình. 

Cây Polygala glomerata Lour: Đây là một lại cỏ cao từ 20-30cm. Thân cây có lông mịn, phân nhánh ngay từ gốc cây. Lá cây có hình bầu dục hoặc hình mác, dài 15-55cm, rộng 10-26mm. Lá có cuống ngắn. Quả dài 4mm, rộng 3mm. Hạt loài viễn chí này có lông, dài khoảng 3mm. 

Cây Polygala sihirica L:Là một loại có sống lâu năm. Cây cao khoảng 10-20cm với đường kính thân cây là 1-6mm. Lá cây mọc so le nhau. Lá phía dưới nhỏ hơn, có hình mác với chiều dài 0.6-3cm, rộng 3-6cm. Cả hai mặt lá đều có mọc lông nhỏ và mịn. Hoa của loài cây viễn chí này mọc thành chùm dài từ 3-7cm. Cánh hoa có màu lam tím. Quả có hình trứng dài khoảng 4-5mm.

Thông tin dược liệu Viễn chí

Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế, bảo quản

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây viễn chí là rễ. Cây viễn chí thường được thu hoạch vào mùa xuân. Cách thu hoạch là đào cây lên lấy rễ, loại bỏ các rễ con và rễ đã bị mủn hỏng. Sau đó, đem rễ viễn chí đi rửa sạch, phơi khô rồi rút bỏ lõi. Khi bảo quản cần đảm bảo tránh ẩm, mối mọt và đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió.

rễ viễn chí

Rễ viễn chí bỏ lõi được dùng để làm thuốc

 Thành phần hóa học của viễn chí

Thành phần khoa học của cây viễn chí tại nước ta chưa được nghiên cứu. Loại viễn chí được nhập từ Trung Quốc và các nước khác có chứa các thành phần như:

  • 0,55-1% chất saponozit  hay còn gọi là senegin C17H26O10.
  • Polygalit C6H12O5.
  • Chất nhựa.
  • Onsixin C24H47O5

Tác dụng của Viễn chí

Theo các tài liệu đã nghiên cứu trên tạp chí Trung Hoa y học thì thảo dược viễn chí có đặc tính như có vị đắng, the, tính ôn có tác dụng an thần, ích trí, trừ đàm, ích tinh khí, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc.

tác dụng của viễn chí

Viễn chí có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh

Dưới đây là tác dụng của viễn chí:

  • Trừ đờm: Chất senegin trong cây viễn chí có tác dụng trừ đờm. Chất này sẽ kích thích niêm mạc ở cổ họng làm tăng sự bài tiết niêm dịch ở khí quản và cổ của người bệnh.
  • Giảm ho: Khi thử nghiệm trên chuột trắng bị ho, cho chuột uống viễn chí dưới dạng cao, có tác dụng giảm ho rõ rệt.
  • Long đờm: Thảo dược viễn chí có tác làm loãng đờm, giúp loại bỏ đờm dễ hơn.
  • Giảm đau: Thử nghiệm khi cho chuột nhắt uống viễn chí thấy có tác dụng giảm đau rõ rệt.
  • An thần, gây ngủ: Viễn chí giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn, kéo dài thời gian ngủ. 
  • Tác dụng trên hệ thống thần kinh trung ương: Dược liệu này có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống co giật.
  • Tác dụng đối với vi khuẩn: Cao viễn chí có tác dụng kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như virus Stapphylococus, Bacillus subtilis.

Một số vị thuốc từ viễn chí

  • Trị tâm thống lâu ngày: Viễn chí đem bỏ lõi, xương bồ được thái nhỏ mỗi loại đều dùng 40g. Mỗi lần dùng lấy 12g thuốc sắc với một chén nước, còn 7 phần, bã bỏ đi và uống khi còn ấm.
  • Trị họng sưng đau: Dùng viễn chí đem tán nhuyễn, thổi vào họng, đờm sẽ tiết ra nhiều. 
  • Trị não phong, đầu đau: Viễn chí đã bỏ lõi đem tán nhuyễn. Mỗi lần lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi 2g thuốc vào mũi.
  • Trị khí uất hoặc cổ trướng: 160g viễn chí đã bỏ đem sao với trấu. Mỗi lần dùng 20g thuốc thêm 3 lát gừng rồi sắc uống.
  • Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Lấy nửa cân viễn chí đã bỏ lõi đem ngâm nước cam thảo, cùng với phục thần, ích trí mỗi loại 80g. Tất cả đem đi tán bột. Trộn thuốc bột với rượu rồi viên từng viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước táo sắc.
  • Trị vú sưng: Dùng viễn chí chứng với rượu. Sau đó vừa đem uống vừa đắp bã vào vết thương. 
  • Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Dùng viễn chí, trần bì và cam thảo mỗi loại 3g đem đi sắc uống.
công dụng của viễn chí

Viễn chí có thể kết hợp với nhiều loại thuốc để sắc uống

Lưu ý khi sử dụng viễn chí

Bất kỳ một loại thuốc hay một loại dược liệu nào cũng có hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đối với thảo dược viễn chí, cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Trước khi dùng viễn chí cần phải bỏ phần lõi trong rễ cây.
  • Đây là loại thảo dược không được dùng cho thai phụ vì thuốc có tác dụng kích thích co bóp tử cung.
  • Không sử dụng viễn chí với liều cao.
  • Không dùng cho người bị dạ dày như viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Những người bị thực hỏa, âm hư hỏa vượng không được dùng.
  • Tuyệt đối không dùng thảo dược viễn chí với lê lô, tề tào và trân châu vì nó có thể tương tác thuốc. 
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất nên dùng viễn chí theo liều dùng và khoảng thời gian thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Viễn chí là một loại dược liệu được dùng hiệu quả trong các bài thuốc cổ phương từ lâu đời. Nhưng để dùng an toàn, có hiệu quả cao thì bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Tuyệt đối không được dùng kéo dài với liều cao để tránh gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Dược sĩ

Dược sĩ Lê Thu Hà

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.

Sản phẩm có thành phần Viễn chí

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn