lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Dung dịch tiêm truyền Glucose 5% chai nhựa 100ml

Dung dịch tiêm truyền Glucose 5% chai nhựa 100ml

Danh mục:Thuốc bổ sung nước, protein và điện giải
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Glucose
Dạng bào chế:Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch
Thương hiệu:Fresenius Kabi
Số đăng ký:VD-28252-17
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn dùng. Nếu quan sát thấy dung dịch vẫn đục thì không được sử dụng.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Glucose 5%

Glucose khan 5 g
(dưới dạng glucose monohydrat) (5,5 g)
Nước cất pha tiêm vừa đủ 100 ml

2. Công dụng của Glucose 5%

Điều trị thiếu hụt carbohydrat và dịch.
Dùng làm chất vận chuyển và dung môi pha loãng cho các thuốc tương thích để dùng đường tĩnh mạch.

3. Liều lượng và cách dùng của Glucose 5%

Liều dùng:
Người lớn, người cao tuổi, trẻ em:
Hàm lượng và liều dùng tùy thuộc vào lứa tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân. Phải theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose huyết của bệnh nhân.
Liều khuyến cáo cho điều trị thiếu hụt carbohydrat và dịch:
+ Người lớn: 500 ml – 3000 ml/24 giờ
+ Trẻ nhỏ và trẻ em: 0-10 kg thể trọng : 100 ml/kg/ 24 giờ
10-20 kg thể trọng:1000 ml + 50 ml/kg trên 10 kg/ 24 giờ > 20 kg thể trọng: 1500 ml + 20 ml/kg trên 20 kg/ 24 giờ
- Tốc độ truyền phụ thuộc vào tỉnh trạng lâm sàng của người bệnh. - Tốc độ truyền không được vượt quá khả năng oxy hóa glucose của - bệnh nhân đề tránh tăng đường huyết. Vì vậy, tốc độ truyền tối đa thay đổi từ 5 mg/kg/phút cho người lớn đến 10 -18 mg/kg/phút cho trẻ nhỏ và trẻ em phụ thuộc vào lứa tuổi và trọng lượng cơ thể.
Liều khuyến cáo khi dùng làm chất vận chuyển và dung dịch pha loãng cho các thuốc tương thích: 50 – 250 ml/liều của thuốc dùng cùng.
- Khi glucose 5% được dùng để pha loãng chế phẩm thuốc tiêm khác, liều dùng và tốc độ truyền được quy định bởi bản chất và liều của thuốc tiêm đó.
Trẻ em:
Tốc độ và thể tích truyền phụ thuộc vào lứa tuổi, cân nặng, tinh trạng lâm sàng và chuyển hóa của người bệnh, các điều trị kết hợp khác và phải được quyết định bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp dịch truyền ở trẻ em.
Cách dùng:
Tiêm truyền tĩnh mạch ngoại vi hoặc trung tâm theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Khi thuốc được sử dụng để pha loãng các sản phẩm thuốc tương thích khác để truyền tĩnh mạch, hướng dẫn sử dụng của thuốc pha loãng cùng sẽ quyết định thể tích truyền phù hợp cho mỗi điều trị. - Glucose 5% là dung dịch đẳng trương
Các thận trọng trước khi dùng thuốc
Các dạng thuốc tiêm truyền nên được kiểm tra cảm quan về các tiểu phân và sự đổi màu trước khi truyền, kiểm tra tính nguyên vẹn của bao bì. Chỉ sử dụng nếu dụng dịch trong, không có các tiểu phân nhìn thấy, bao bì không hư hỏng. Phải truyền ngay khi cắm bộ dây truyền dịch vào.
- Dung dịch phải được truyền với thiết bị vô trùng và sử dụng kỹ thuật vô trùng. Các thiết bị truyền nên có giải pháp ngăn ngừa không khi vào hệ thống.
Việc bổ sung chất điện giải nên theo nhu cầu lâm sàng của từng bệnh nhân.
- Các thuốc khác có thể được thêm vào ngay trước khi truyền hoặc trong quá trình truyền thông qua cổng thích hợp. Khi trộn lẫn với thuốc khác, áp suất thẩm thấu cuối cùng của hỗn hợp phải được đo lường trước khi truyền. Việc sử dụng các dung dịch có áp suất thẩm thấu cao có thể gây kích ứng tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch.
- Việc pha loãng với thuốc khác bắt buộc phải được tiến hành cần thận trong điều kiện vô trùng. Dung dịch sau khi pha loãng phải được sử dụng ngay lập tức.
Kiểm soát: Việc điều trị nên được thực hiện dưới sự giám sát thường xuyên và cẩn thận. Các thông số lâm sàng và sinh học, đặc biệt nồng độ glucose huyết, cân bằng dịch và điện giải nên được theo dõi thường xuyên và trong suốt quá trình điều trị.

4. Chống chỉ định khi dùng Glucose 5%

Không sử dụng dung dịch tiêm truyền Glucose 5% trong các trường hợp:
- Ứ nước hoặc phù nề, cao huyết áp và bệnh nhân chưa được đánh giá đúng về cân bằng điện giải để lựa chọn loại dung dịch điều phù hợp.
- Bệnh nhân đái tháo đường mất bù hoặc các tình trạng không dung nạp glucose (như rối loạn chuyển hóa, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, tăng đường huyết, tăng lactat máu).

5. Thận trọng khi dùng Glucose 5%

Sự pha loãng và các tác động khác lên điện giải trong huyết thanh:
- Tùy thuộc vào các yếu tố: thể tích truyền, tốc độ truyền, tình trạng lâm sàng, khả năng chuyển hóa glucose của bệnh nhân, truyền tĩnh mạch glucose có thể gây ra
+ Tăng áp lực thẩm thẩu, lợi niệu thẩm thấu, mất nước. + Giảm áp lực thẩm thấu.
+ Rối loạn điện giải như: hạ natri huyết, hạ kali huyết, hạ phosphat huyét, hạ magnesi huyết
+ Ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, tình trạng tắc nghẽn bao gồm tắc nghẽn phổi, phù nề.
- Các tác động trên là kết quả của việc truyền các dung dịch không chứa chất điện giải, bao gồm cả truyền dung dịch glucose - Hạ natri huyết có thể phát triển thành bệnh não cấp tính đặc trưng bởi đau đầu, buồn nôn, co giật, hôn mê, phù não và tử vong
- Trẻ em, người già, phụ nữ, bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân bị thiếu oxy huyết, bệnh nhân có bệnh trên hệ thống thần kinh trung ương, bệnh nhân bị chứng khát tâm lý có nguy cơ đặc biệt đối với các biến chứng này.
- Cần đánh giá lâm sàng và xét nghiệm định kỳ để kiểm soát các thay đổi về cân bằng dịch, nồng độ các chất điện giải, căn bằng acid-base trong quá trình truyền tĩnh mạch kéo dài hoặc bất cứ khi nào điều kiện của bệnh nhân hoặc quá trình điều trị đảm bảo cho việc thực hiện đánh giá đó.
- Nên đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ rối loạn nước và điện giải, có thể bị trầm trọng thêm do tăng tải lượng nước tự do, tăng glucose huyết, có thể được yêu cầu dùng insulin.
Tăng đường huyết
- Truyền quả nhanh dung dịch glucose có thể gây tăng đường huyết và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu.
Nếu bị tăng đường huyết, phải điều chỉnh tốc độ truyền và/hoặc dùng insulin.
- Nếu cần thiết, bổ sung kali đường tĩnh mạch.
Truyền tĩnh mạch glucose 5% phải thận trọng ở các bệnh nhân sau:
+ Giảm khả năng dung nạp glucose (bệnh nhân bị suy thận, tiểu đường, nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc),
+ Suy dinh dưỡng nặng (do nguy cơ gây hội chứng nuôi ăn lại).
+ Thiếu hụt thiamin như ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính (nguy cơ nhiễm toan lactic nặng do giảm oxy hóa pyruvat)
+ Bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc chấn thương sọ não nghiêm trọng. Tránh truyền dịch trong vòng 24 giờ đầu tiên sau chấn thương đầu. Theo dõi đường huyết chặt chẽ do tăng đường huyết sớm có liên quan đến đáp ứng kém ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não nghiêm trọng.
+ Trẻ sơ sinh.
Tác động lên việc tiết insulin:
Truyền tĩnh mạch kéo dài glucose và tăng đường huyết liên quan có thể gây giảm tiết insulin được kích thích bởi glucose.
Phản ứng quá mẫn
Phản ứng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ đã được báo cáo. Do đó, cần thận trọng khi truyền dung dịch glucose ở bệnh nhân dị ứng với ngô và các sản phẩm từ ngô. Phải dừng truyền ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng quá mẫn. Cần điều trị thích hợp dựa trên triệu chứng lâm sàng.
Hội chứng nuôi ăn lại:
Việc nuôi ăn lại ở các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng có thể dẫn đến hội chứng nuôi ăn lại được đặc trưng bởi sự thay đổi của kali, phospho, magnesi trong tế bào do bệnh nhân trở nên đồng hóa. Thiếu hụt thiamin và ứ dịch cũng có thể xảy ra. Cần theo dõi cẩn thận và tăng từ từ liều dinh dưỡng cùng với việc tránh cho ăn quá nhiều có thể ngăn ngừa các biến chứng.
Bệnh nhân nhi
- Tốc độ truyền và thể tích truyền phụ thuộc vào tuổi tác, cần nặng, tình trạng lâm sàng, khả năng chuyển hóa của bệnh nhân, các thuốc điều trị đồng thời và cần được quyết định bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp dịch truyền cho bệnh nhân nhi
- Để tránh khả năng gây tử vong khi truyền dịch cho trẻ sơ sinh, cần đặc biệt thận trọng đến phương pháp truyền. Khi sử dụng bơm tiêm để truyền dịch hoặc thuốc cho trẻ sơ sinh, không được kết nối túi dịch với ống tiêm.
Khi sử dụng bơm truyền dịch, tất cả khóa kẹp trên bộ dây truyền dịch phải được khóa trước khi tháo bỏ bộ dây truyền dịch khỏi bơm truyền hoặc tắt bơm truyền dịch. Điều này được yêu cầu bất kể là thiết bị đó có chức năng khóa dòng chảy hay không.
Phải theo dõi thường xuyên bộ dây truyền dịch và bơm truyền dịch.
Các vấn đề liên quan đến đường huyết ở bệnh nhân nhi
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non có cân nặng thấp có nguy cơ tăng hoặc hạ đường huyết, do đó cần theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sử dụng dịch truyền tĩnh mạch glucose để đảm bảo kiểm soát đường huyết thích hợp, tránh tác dụng phụ tiềm tàng về lâu dài. - Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các cơn co giật kéo dài, tình trạng hôn mê và tổn thương não. Tăng đường huyết có liên quan đến xuất huyết não, nhiễm khuẩn do vi khuẩn và nấm ở giai đoạn muộn, bệnh võng mạc do sinh non, viêm ruột hoại tử, loạn sản phế quản phổi, kéo dài thời gian nằm viện và tử vong.
Các vấn đề liên quan đến hạ natri huyết ở bệnh nhân nhi
- Trẻ em (bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn) có nguy cơ hạ natri huyết giảm thẩm thấu cũng như bệnh não do hạ natri huyết.
- Cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ điện giải trong huyết tương.
- Việc phục hồi nhanh chóng biến chứng hạ natri huyết giảm thẩm thấu có thể gây ra nguy hiểm (vì có nguy cơ bị biến chứng thần kinh nghiêm trọng).
- Liều dùng, tốc độ truyền và thời gian truyền phải được quyết định - bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp dịch truyền ở bệnh nhân nhi.
Sử dụng trong lão khoa
Khi lựa chọn dung dịch tiêm truyền, tốc độ truyền, thể tích truyền cho bệnh nhân lão khoa cần xem xét đến khả năng bệnh nhân bị các bệnh như suy tim, suy gan, suy thận, các bệnh khác và các thuốc điều trị đồng thời.
Máu:
- Không truyền dung dịch glucose 5% đồng thời với, trước hoặc sau khi truyền máu qua cùng một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết hoặc ngưng kết giả.
- Sử dụng thêm một thuốc khác hoặc kỹ thuật truyền không đúng có thể gây ra phản ứng sốt vì có thể nhiễm nội độc tố. Khi có phản ứng phụ, phải dừng truyền ngay.
Nguy cơ tắc mạch do khí:
- Không sử dụng chai nhựa trong hệ thống truyền kết nối liên tiếp. Việc sử dụng như vậy có thể dẫn đến tắc nghẽn do không khí còn lại từ chai dịch đầu tiên trước khi hoàn tất truyền dịch từ chai thứ hai. - Việc ép dịch truyền chứa trong các chai nhựa dẻo để tăng tốc độ dòng chảy có thể dẫn đến tắc nghẽn khí nếu không khí dư trong chai không được đầy ra hoàn toàn trước khi truyền.
- Sử dụng bộ dây truyền tĩnh mạch có lỗ thông khí với lỗ thông ở vị trí mở có thể dẫn đến tắc nghẽn không khí. Bộ dây truyền tĩnh mạch từ có lỗ thông khí với lỗ thông ở vị trí mở không nên sử dụng cùng với chai nhựa dẻo.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Glucose có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, hạn chế truyền dung dịch glucose cho người mẹ trong thời gian chuyển dạ vì có thể dẫn đến sản xuất insulin ở thai nhi, có liên quan đến tăng glucose huyết và nhiễm toan chuyển hóa ở thai nhi và phản ứng giảm glucose huyết ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ cho con bú: Chưa có dữ liệu đầy đủ về sử dụng glucose cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, được đánh giá là không ảnh hưởng nên glucose có thể được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Khả năng sinh sản: Chưa có dữ liệu đầy đủ về ảnh hưởng của glucose đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, glucose được đánh giá là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi.

8. Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn đã xảy ra khi sử dụng glucose 5% trong quá trình lưu hành được liệt kê theo tần suất ở bảng dưới đây: Rất thường gặp (≥ 1/10); Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10); Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100); Hiếm gặp (1/10,000 < ADR < 1/1,000); Rất hiếm gặp (ADR < 1/10,000); Chưa được biết đến (không thể ước tính từ các dữ liệu sẵn có).
Hệ cơ quan : Tác dụng không mong muốn (theo MedDRA) : Tần suất
Rối loạn hệ thống miễn dịch
Chưa được biết đến
Phản ứng phản vệ, Quá mẫn*
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Chưa được biết đến
Rối loạn điện giải
Hạ kali huyết
Hạ magnesi huyết
Hạ phospho huyết
Tăng đường huyết
Mất nước
|Tăng thể tịch tuần hoàn
Rối loạn da và mô dưới da
Chưa được biết đến
Phát ban
Rối loạn mạch máu
Chưa được biết đến
Viêm tĩnh mạch huyết khối
Rối loạn thận và đường tiết niệu
Chưa được biết đến
Chứng đái nhiều
Rối loạn chung và tại vị trí tiêm truyền
Chưa được biết đến
Ớn lạnh
Sốt
Nhiễm trùng tại vị trí tiêm truyền
Kích ứng bị trí tiêm truyền như ban đỏ
Thoát mạch, Phản ứng tại chỗ
Đau tại chỗ
* Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra ở những bệnh nhân dị ứng với ngô.
Các tác dụng không mong muốn khác đã được báo cáo khi sử dụng dung dịch tiêm truyền glucose: hạ natri máu, có thể là triệu chứng.

9. Tương tác với các thuốc khác

Cần tính toán đến ảnh hưởng của dung dịch glucose lên đường huyết và cân bằng nước, điện giải khi sử dụng cho những bệnh nhân đang điều trị các thuốc khác mà có tác dụng kiểm soát đường huyết, cân bằng dịch, điện giải.
Dùng đồng thời với catecholamin và steroid làm giảm hấp thu glucose.
Tương kỵ:
Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.
Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.

10. Dược lý

- Nhóm dược lý: Dịch truyền/chất dinh dưỡng. Mã ATC: B05B A03
. Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt glucose và dịch. Dung dịch tiêm truyền glucose thường được dùng để cung cấp năng lượng cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp. Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ glucose huyết và làm chất vận chuyển các thuốc khác. Dung dịch glucose 5% được coi là đẳng trương với máu, hay được dùng nhất trong bồi phụ nước theo đường tĩnh mạch ngoại vi.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Biểu hiện: sử dụng kéo dài hoặc truyền nhanh một thể tích lớn dung dịch glucose 5% có thể gây tăng áp lực thẩm thấu, hạ natri huyết, mất nước, tăng glucose huyết, chứng glucose niệu nghiêm trọng, lợi tiểu thẩm thấu (do tăng đường huyết), nhiễm độc nước, phủ nề, tăng đường huyết và hạ natri huyết nặng, có thể tử vong.
Xử trí: khi nghi ngờ quá liều, cần ngừng truyền ngay lập tức, tiêm insulin, điều chỉnh cân bằng nước và điện giải, kiểm soát chặt chẽ các thông số.

12. Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C. Tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ
MUA HÀNG