lcp

Tổng quan về Đông Trùng Hạ Thảo: Tác dụng dựa trên nghiên cứu khoa học

Ngày cập nhật 03/04/2024

doctor avatar

BS Trần Ngọc Anh Thùy

Đã kiểm duyệt ngày 27/03/2024

Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Xét nghiệm, Y học gia đình

doctor avatar

BS Trần Ngọc Anh Thùy

Đã kiểm duyệt ngày 27/03/2024

Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Xét nghiệm, Y học gia đình

Đông trùng hạ thảo là tên một loại nấm ký sinh được y học Trung Quốc sử dụng từ lâu đời trong nhiều bài thuốc và món ăn nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Vậy đông trùng hạ thảo là gì? Đông trùng hạ thảo có ăn được không? Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bày bán trên thị trường được quảng cáo có chứa đông trùng hạ thảo, vậy thành phần đông trùng hạ thảo được quảng cáo trong sản phẩm thực phẩm chức năng thực chất là gì? Hãy cùng Medigo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đông trùng hạ thảo là gì?

Nấm đông trùng hạ thảo (tên khoa học Cordyceps) là tên gọi được kết hợp giữa 2 từ “đông trùng” và “hạ thảo”, dùng để gọi một loại nấm ký sinh trên một loại ấu trùng sâu, sau một thời gian ký sinh ở dạng trùng (thường vào mùa đông) sẽ giết chết vật chủ, và mọc ra khỏi đầu ấu trùng nhô lên khỏi mặt đất vào mùa hè, tạo thân thuôn dài nên được gọi là hạ thảo. Chính vì vậy mà loại Cordyceps này còn được gọi với nhiều cái tên như cây đông trùng hạ thảo hay con đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo dạng tự nhiên (Nguồn: Internet)

Nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng,... những vị trí khá cao so với mặt nước biển, khí hậu lạnh. Do đó việc thu hoạch, bảo quản và vận chuyển đông trùng hạ thảo sao cho còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng cũng khiến cho loại nấm này trở nên đắt đỏ và quý hiếm.

Tuy rằng vẫn chưa có con số cụ thể nhưng các nhà khoa học cho rằng chi Cordyceps có từ 500 - 700 loài. Trong đó có 2 loài thường được sử dụng nhiều nhất đó là Cordyceps sinensisCordyceps militaris.

2. Công dụng của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo được sử dụng nhiều ở Trung Quốc như một vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa và hỗ trợ nhiều bệnh về tim mạch. Vậy uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

2.1. Đông trùng hạ thảo và bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh khi cơ thể sản xuất không đủ hoặc không sử dụng được hormone insulin do cơ thể sản xuất ra, làm cho lượng đường trong máu quá cao gây ảnh hưởng sức khỏe và để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Một cách để cải thiện căn bệnh này đó là kiểm soát được lượng đường trong máu.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng kiểm soát đường huyết khá tốt (Ảnh minh họa)

Người ta đã làm nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường và thấy rằng đông trùng hạ thảo có khả năng kiểm soát đường huyết khá tốt.

Có một vài nghiên cứu giải thích cơ chế kiểm soát đường huyết của đông trùng hạ thảo nhờ vào việc ngăn sản xuất nitric oxide (NO) và các chất cytokine gây viêm như interleukin-1beta (IL-1β), interleukin-6 (IL- 6), tumor necrosis factor-alpha (TNF-α),... giúp làm giảm sự biểu hiện của các gen điều hòa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện đông trùng hạ thảo còn giúp cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân tiểu đường do ức chế quá trình xơ hóa thận, quá trình tự chết tế bào và tự thực bào trên chuột.

Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trên người với quy mô lớn hơn để đánh giá tác động của đông trùng hạ thảo trên người mắc bệnh thận mãn tính và người tiểu đường.

2.2. Đông trùng hạ thảo và tác dụng trên hệ tim mạch

Các bệnh tim mạch đã và đang dần trở thành một trong những nguyên nhân chính gây tử vong nhiều trên các nước phát triển, đang phát triển. Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn,... gây rối loạn lipid khiến căn bệnh này trở nên phổ biến hơn.

Đông trùng hạ thảo có khả năng giảm thiểu các bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)

Đông trùng hạ thảo được coi là có khả năng giảm thiểu các bệnh tim mạch nhờ có chứa thành phần tương tự chất adenosine của cơ thể, một hợp chất tự nhiên có khả năng bảo vệ tim mạch.

Việc sử dụng đông trùng hạ thảo có thể giúp làm giảm lượng LDL Cholesterol (low-density lipoprotein cholesterol), cholesterol toàn phần, chất béo trung tính trong cơ thể. Các loại cholesterol này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do tích tụ mỡ máu trong lòng mạch.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện đông trùng hạ thảo có khả năng chống lại sự tích tụ lipid ở gan qua một số cơ chế khác nhau. Đây cũng là cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu tác dụng hạ lipid trên cơ thể người.

2.3. Đông trùng hạ thảo và tác dụng chống viêm

Đông trùng hạ thảo được báo cáo là có tác dụng ức chế kích ứng đường ruột ở chuột bị viêm đại tràng cấp tính qua việc ức chế các chất trung gian gây viêm như TNF-α. Hơn nữa, đông trùng hạ thảo còn được phát hiện có tác dụng chống viêm trên đường thở, có tiềm năng trong điều trị bệnh hen phế quản ở chuột, cải thiện khả năng làm sạch chất nhầy và hydrat hóa bề mặt đường thở.

Cũng có nghiên cứu trên chuột về tác dụng tại chỗ cho thấy đông trùng hạ thảo cũng có khả năng giảm tình trạng viêm da khi bôi ở chuột, từ đó chứng minh thêm hiệu quả chống viêm của chúng.

Tuy nhiên các nghiên cứu kể trên mới ở phần lớn động vật, chưa có nhiều nghiên cứu trên người.

2.4. Đông trùng hạ thảo và tác dụng chống oxy hóa

Từ lâu y học Trung Quốc đã sử dụng đông trùng hạ thảo để giúp cải thiện sức khỏe, chống oxy hóa, giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe. Người ta cho rằng khả năng chống lão hóa của đông trùng hạ thảo có được nhờ vào các chất chống oxy hóa, là hợp chất có khả năng ngăn ngừa, làm chậm phản ứng oxy hóa tạo gốc tự do làm tổn thương tế bào sinh vật.

Đông trùng hạ thảo có khả năng ngăn ngừa sự lão hóa da sớm (Ảnh minh họa)

Trong đông trùng hạ thảo có chứa cordycepin, được cho là có khả năng làm tăng mức độ enzyme chống oxy hóa trong cơ thể, ngoài ra còn có thể ngăn ngừa nhiễm độc thần kinh do 6-hydroxydopamine (6-OHDA) gây ra trong tế bào u tủy thượng thận. Bên cạnh đó, cordycepin có chứa polysaccharide liên kết với protein giúp làm giảm quá trình peroxy hóa lipid, tăng hoạt động các enzyme chống oxy hóa có ở gan như catalase, superoxide dismutase.

Một nghiên cứu trên chuột già cho thấy đông trùng hạ thảo có khả năng tăng chất chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ và tác dụng lên chức năng tình dục.

Nghiên cứu khác trên chuột cũng cho thấy chuột được sử dụng đông trùng hạ thảo sống lâu hơn chuột dùng giả dược.

Lợi ích chống lão hóa của đông trùng hạ thảo cũng được củng cố hơn nhờ nghiên cứu kéo dài tuổi thọ của ruồi giấm.

Tuy nhiên tác dụng chống lão hóa của đông trùng hạ thảo mới có nhiều nghiên cứu trên động vật, do đó không thể khẳng định chính xác được hiệu quả này khi sử dụng ở người. 

2.5. Đông trùng hạ thảo và các tác dụng khác

Bên cạnh các tác dụng nổi bật kể trên, đông trùng hạ thảo còn có một số tác dụng như:

  • Khả năng giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục, sử dụng năng lượng nhờ tăng sản xuất Adenosine triphosphate (ATP) cho cơ thể.
  • Chống khối u tiềm năng: Nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở người, chống khối u với ung thư hạch ở chuột.
  • Khả năng chống lại sự mất xương: Cordycepin có tiềm năng trong việc điều trị loãng xương và ngăn ngừa mất xương do thiếu hụt estrogen thông qua nghiên cứu tác dụng chống loãng xương ở chuột bị cắt bỏ buồng trứng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một nghiên cứu chỉ ra đông trùng hạ thảo có khả năng kích thích một số tế bào nhất định từ đó tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Các nghiên cứu về tác dụng của đông trùng hạ thảo mới được nghiên cứu trên động vật, chuột, các nghiên cứu trên người chưa nhiều, hoặc trên phạm vi nhỏ hẹp, do đó cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng trên cơ thể người.

3. Đối tượng sử dụng đông trùng hạ thảo

Có bao giờ bạn thắc mắc ai dùng được đông trùng hạ thảo hay ai không nên sử dụng loại dược liệu này?

Cũng giống như các loại dược liệu khác, đông trùng hạ thảo không phải sử dụng được ở tất cả mọi người. Một số đối tượng sau đây cần cẩn thận khi dùng loại dược liệu này:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào về sự an toàn của đông trùng hạ thảo trên phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, đối tượng này khi muốn sử dụng đông trùng hạ thảo cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
  • Người bị rối loạn đông máu, đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng quá trình đông máu như warfarin, chất chống đông máu vì đông trùng hạ thảo có thể gây tương tác với chúng.
Người bị rối loạn đông máu cần cẩn thận khi dùng đông trùng hạ thảo (Ảnh minh họa)
  • Người gặp các vấn đề về tự miễn dịch: Các đối tượng mắc vấn đề miễn dịch như bệnh lupus, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp nên tránh dùng đông trùng hạ thảo do khả năng tăng cường miễn dịch.

4. Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo

Nếu bạn biết sử dụng đúng cách với lượng vừa phải thì ít khi gặp phải tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo. Cũng có rất ít báo cáo về các tác hại do đông trùng hạ thảo gây nên cơ thể con người.

Tuy nhiên khi lạm dụng sử dụng quá nhiều loại dược liệu này hoặc sử dụng đông trùng hạ thảo không đảm bảo chất lượng bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Khô miệng.
  • Đau đầu.
  • Đầy hơi.
  • Cảm giác khó chịu ở họng.

5. Cách dùng đông trùng hạ thảo

Không chỉ được dùng như một vị thuốc trong các bài thuốc dân gian, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, giúp các món ăn trở nên hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng hơn. Một số cách chế biến và sử dụng đông trùng hạ thảo phổ biến hiện nay như:

  • Trà đông trùng hạ thảo: Để có thể cảm nhận được hương vị tự nhiên của đông trùng hạ thảo, bạn có thể sử dụng từ  2 - 3 cây đông trùng hạ thảo, hãm với nước sôi để làm trà uống. Lưu ý không sử dụng nước quá nóng và hãm trà quá lâu để tránh tránh ảnh hưởng chất dinh dưỡng.
Uống trà đông trùng hạ thảo để cảm nhận hương vị tự nhiên của dược liệu (Ảnh minh họa)
  • Rượu đông trùng hạ thảo: Đây cũng là một cách bảo quản và chế biến đông trùng hạ thảo được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là cánh mày râu vì dinh dưỡng và hương vị loại rượu này mang lại.
  • Các món canh hầm: Đông trùng hạ thảo còn được sử dụng như một loại nguyên liệu bổ dưỡng trong các món ăn như gà hầm đông trùng hạ thảo, chim bồ câu hầm đông trùng hạ thảo,....
Chế biến đông trùng hạ thảo trong các món ăn (Ảnh minh họa)

Ngoài ra bạn còn có thể dễ dàng bắt gặp các chế phẩm từ đông trùng hạ thảo như viên uống đông trùng hạ thảo, trà đông trùng hạ thảo gói, nước đông trùng hạ thảo,... trên thị trường hiện nay.

6. Đông trùng hạ thảo trong các loại thực phẩm chức năng

Tại sao nói đông trùng hạ thảo là vị thuốc bổ dưỡng, quý hiếm nhưng hiện nay lại có rất nhiều chế phẩm quảng cáo có chứa đông trùng hạ thảo. Thành phần đông trùng hạ thảo được quảng cáo trong sản phẩm thực phẩm chức năng thực chất là gì?

Thực chất đông trùng hạ thảo có trong thực phẩm chức năng giá rẻ có thể là các loại đông trùng hạ thảo nuôi trồng, đông trùng kém chất lượng, teo tóp, còn non chưa đến tuổi, thành phẩm được nuôi nuôi trồng trên con tằm hoặc nhộng trùng thảo chứa các thành phần chỉ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể chứ không chứa các hoạt chất quý hiếm có tác dụng ức chế tế bào ung thư như đông trùng hạ thảo tự nhiên.

Kết luận

Như vậy bài viết vừa nêu ra một số công dụng của đông trùng hạ thảo cũng như tác dụng phụ và các đối tượng không nên sử dụng loại dược liệu này. Khi muốn sử dụng đông trùng hạ thảo, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về tác dụng, nguồn gốc và tìm mua ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, hiệu quả như mong muốn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới việc sử dụng dược liệu đông trùng hạ thảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân hay không, đội ngũ Bác Sĩ Online chuyên khoa Y học cổ truyền luôn sẵn sàng tư vấn 24/24 ngay khi bạn cần. Hy vọng qua bài viết của Medigo bạn có thể trang bị được lượng kiến thức đầy đủ về đông trùng hạ thảo và tự tin khi sử dụng loại dược liệu này nhé.


Nguồn tham khảo

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software