lcp

Betahistine


Tên chung quốc tế: Betahistine (betahistin)

Mã ATC: N07CA01

Loại thuốc: Thuốc chống nôn và chống chóng mặt.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 8 mg, 12 mg, 16 mg, 24 mg.

Dược lý

Dược lực học

Betahistine ảnh hưởng đến hệ thống histaminergic:

  • Betahistine hoạt động như một chất chủ vận một phần thụ thể histamine H1 và đối kháng thụ thể histamine H3 đều nằm trong mô tế bào thần kinh và có hoạt tính không đáng kể trên thụ thể H2.
  • Betahistine làm tăng chuyển hoá và giải phóng histamine bằng cách ngăn chặn các thụ thể H3 tiền synap và gây ra cảm ứng điều hòa ngược của thụ thể H3.

Betahistine có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng ốc tai cũng như đến toàn bộ não:

  • Betahistine cải thiện tuần hoàn máu trong các vân mạch của tai trong, có thể là do sự giãn các cơ vòng trước mao mạch của vi tuần hoàn tai trong.
  • Betahistine cũng được chứng minh là làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu não ở người.

Betahistine hỗ trợ điều chỉnh tiền đình:

  • Betahistine đẩy nhanh quá trình phục hồi tiền đình sau khi phẫu thuật cắt dây thần, bằng cách thúc đẩy sự điều chỉnh tiền đình trung ương. Tác dụng này được đặc trưng bởi sự điều hòa chuyển hoá và giải phóng histamine, được thực hiện qua trung gian đối kháng ở thụ thể H3. Thời gian phục hồi sau khi cắt dây thần kinh tiền đình cũng giảm khi điều trị bằng betahistine.

Betahistine làm thay đổi quá trình kích hoạt tế bào thần kinh (sự phóng xung thần kinh) trong nhân tiền đình:

  • Betahistine cũng có tác dụng ức chế phụ thuộc vào liều lượng đối với việc tạo ra các tế bào thần kinh tăng đột biến ở các nhân tiền đình bên và giữa, từ đó cải thiện rõ rệt về mức độ cũng như tần suất của các cơn chóng mặt trong bệnh Ménière.

Dược động học

Hấp thu

Betahistine hấp thu dễ dàng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa.

Sau khi hấp thu, thuốc được chuyển hóa nhanh chóng và gần như hoàn toàn thành acid 2-pyridylacetic (2-PAA). Nồng độ betahistine trong huyết tương rất thấp. Do đó, các phân tích dược động học dựa trên các phép đo 2-PAA trong huyết tương và nước tiểu.

Cmax khi bệnh nhân ăn thấp hơn so với khi nhịn ăn. Tuy nhiên, tổng lượng hấp thu betahistine là tương tự nhau trong cả hai điều kiện, cho thấy rằng thức ăn chỉ làm chậm quá trình hấp thu betahistine.

Sau khi uống betahistine, nồng độ 2-PAA trong huyết tương (và nước tiểu) đạt tối đa 1 giờ sau khi uống và giảm dần với thời gian bán thải khoảng 3,5 giờ.

Phân bố

Tỷ lệ betahistine liên kết với protein huyết tương là dưới 5%.

Chuyển hóa

Sau khi hấp thu, betahistine được chuyển hóa nhanh chóng và gần như hoàn toàn thành 2-PAA (không có hoạt tính dược lý) nhờ emzyme monoamine oxidase (MAO).

Thải trừ

2-PAA được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Trong khoảng liều từ 8 đến 48 mg, khoảng 85% liều ban đầu có mặt trong nước tiểu.

Thời gian bán thải của betahistine là 3 - 4 giờ.

Lượng betahistine được bài tiết qua thận hoặc phân là rất nhỏ.

Chỉ định của Betahistine

Điều trị hội chứng Ménière, bao gồm các triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, ù tai (cảm nhận âm thanh bên trong tai không tương ứng so với thực tế), mất thính giác và buồn nôn.

Điều trị chứng chóng mặt tiền đình (chóng mặt, thường kèm buồn nôn/nôn, ngay cả khi đứng yên).

Điều trị chứng chóng mặt tái phát có hoặc không liên quan đến ốc tai.

Chống chỉ định Betahistine

Tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với betahistine.

Đang bị loét dạ dày - tá tràng.

Betahistine được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị u nội tiết - thần kinh (u tiết ra các catecholamine, có nguồn gốc từ những tế bào ưa crom của tủy thượng thận hoặc các hạch giao cảm). Vì betahistine là một chất tổng hợp tương tự histamine, nó có thể gây ra sự giải phóng catecholamine từ khối u, dẫn đến tăng huyết áp nghiêm trọng.

Thận trọng khi dùng Betahistine

Thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng, vì thỉnh thoảng bệnh nhân dùng betahistine có thể bị khó tiêu. Bệnh nhân nên uống thuốc vào giữa bữa ăn để giảm bớt triệu chứng này.

Bệnh nhân hen phế quản cần được theo dõi cẩn thận trong quá trình điều trị bằng betahistine.

Thận trọng khi kê đơn betahistine cho bệnh nhân nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc viêm mũi dị ứng, vì có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.

Thận trọng ở những bệnh nhân bị hạ huyết áp nặng.

Không nên dùng betahistine để điều trị các bệnh lý như: chóng mặt kịch phát nhẹ hoặc chóng mặt liên quan đến rối loạn thần kinh trung ương.

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai

Không có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng betahistine ở phụ nữ có thai nhưng tốt nhất nên tránh sử dụng betahistine trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có nghiên cứu về việc betahistine có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Cần cân nhắc giữa nhu cầu sử dụng thuốc của mẹ so với lợi ích của việc cho con bú và nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp

Rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, khó tiêu). Đau đầu.

Không xác định tần suất

Phản ứng quá mẫn, dị ứng, sốc phản vệ có thể gây khó thở, sưng tấy vùng mặt và cổ, hoa mắt chóng mặt.

Nôn mửa, đau dạ dày, chướng bụng và đầy hơi.

Phản ứng quá mẫn trên da, đặc biệt là phù mạch, nổi mày đay, phát ban và ngứa.

Giảm tiểu cầu.

Liều lượng và cách dùng Betahistine

Liều dùng

Người lớn

  • Liều khởi đầu: 8 - 16 mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Liều duy trì: thường nằm trong khoảng 24 - 48 mg/ngày.
  • Liều hàng ngày không được vượt quá 48 mg.

Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Người già: Không cần chỉnh liều.

Người suy gan, suy thận: Chưa có thử nghiệm lâm sàng cụ thể trên hai nhóm đối tượng này, tuy nhiên cũng không cần chỉnh liều khi kê đơn.

Thời gian điều trị: Thời gian điều trị được khuyến cáo là 2 đến 3 tháng, có thể lặp lại nếu cần thiết, tùy theo diễn tiến của bệnh hoặc theo liệu trình liên tục/không liên tục.

Cách dùng

Uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn với một cốc nước.

Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều và độc tính

Khi bị ngộ độc betahistine với liều lên đến 640 mg thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ đến trung bình, ví dụ như buồn nôn, buồn ngủ, đau bụng.

Các triệu chứng khác bao gồm nôn mửa, khó tiêu, mất điều hòa và co giật.

Các biến chứng nghiêm trọng hơn như co giật, biến chứng phổi hoặc tim cũng có thể gặp trong các trường hợp cố ý dùng quá liều betahistine

Cách xử lý khi quá liều

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Nên rửa dạ dày và điều trị triệu chứng trong vòng một giờ sau khi uống.

Tương tác với các thuốc khác

Betahistine được enzyme MAO chuyển hoá và thuốc ức chế enzyme này (IMAO) có khả năng ức chế sự chuyển hóa này. Kết quả làm tăng nồng độ trong máu và tăng tác dụng của betahistine.

Betahistine là một chất tương tự histamine, sử dụng đồng thời các chất đối kháng histamine (thuốc kháng H1 và H2) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một trong các thuốc này.

Betahistine có thể làm giảm tác dụng của thuốc chẹn beta 2 (ví dụ: fenoterol, salmeterol, salbutamol…).

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao.

Dược sĩ

Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Hiện là cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhà thuốc, chuyên môn sâu tư vấn về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, cung cấp thông tin và đào tạo kiến thức về thuốc cho Dược sĩ tư vấn.

Sản phẩm có thành phần Betahistine

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Betahistine

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn